Khó khăn của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 28 - 30)

- Một là: sự hạn chế quỹ đất cũng như nguồn lực tự nhiên đối với nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bình quân diện tích tính cho một khẩu nông nghiệp Hà Nội chỉ có 332m2

(năm 2002), trong khi đó quá trình đô thị hoá trong những năm gần đây trên các vùng ngoại thành diễn ra một cách nhanh chóng làm đất nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm 1000ha. Chính điều này làm cho diện tích trồng rau của Hà Nội cũng giảm đi theo thời gian. Từ đó đòi hỏi các HTX và các cơ sở sản xuất rau an toàn phải chuyển hướng theo chiều sâu, thâm canh cao, tăng số vụ trồng rau trong năm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng rau.

- Hai là: quá trình đô thị hoá nhanh chóng, vấn đề đang được quan tâm là nước tưới cho rau lấy từ đâu?...Thực tế hiện nay hàng loạt các khu công nghịêp ở Hà Nội mọc lên đồng thời cũng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng như sông Tô Lịch, sông Set, sông Kim Ngưu… ngày nào cũng hứng chịu một lượng nước thải lớn từ đại bộ phận dân cư, khu công nghiệp, nhà máy. Mặt khác chủ cơ sở sản xuất không có ý thức, không có

vốn, không đầu tư vào thuỷ lợi cho tưới rau mà vẫn sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó để tưới rau.

- Ba là: sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp có thể gây ra giảm diện tích trồng rau, tạo ra sự không ổn định cho chính nguồn cung rau của Hà Nội cho chính thành phố, và sự ra nhập lớn nguồn cung rau ở các tỉnh khác ồ ạt khó kiểm soát gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường rau, rau an toàn và rau bẩn trên thị trường trà trộn khó kiểm soát dễ dẫn đến mất lòng tin của người tiêu dùng.

- Bốn là: nhu cầu rau an toàn của người dân Hà Nội ngày càng lớn, nhưng việc đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay của thành phố vẫn chưa tương xứng nên Hà Nội chỉ cung cấp 40% rau an toàn và có nguy cơ giảm theo thời gian nếu vấn đề này không tháo gỡ nhanh.

- Năm là: do tác động của cơ chế thị trường một bộ phân nông dân chạy theo cơ chế thị trường đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không tạo ra được sản phẩm rau an toàn trên thị trường. Do hệ thống phân phối tổ chức còn nhiều bất cập nên các sản phẩm rau an toàn chưa có sự phân biệt rõ ràng với sản phẩm rau thông thường vì vậy chưa gắn lợi ích của người sản xuất với chất lượng sản phẩm.

- Sáu là: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay có phần xuống cấp, cần phải được nâng cấp sửa chữa, và xây mới.

- Bảy là: do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng đều mang tính thời vụ. Khối lượng cũng như chủng loại rau an toàn vào vụ hè ít hơn hẳn vụ đông. Điều đó ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ, không đáp ứng nhu cầu của người dân đặc biệt về chủng loại vì vậy hàng năm Hà Nội vẫn phải nhập rau từ các tỉnh khác và Trung Quốc. Thời tiết mưa lớn về mùa hè khô hạn về mùa đông điều này ảnh hưởng tới kế hoạch chủ động tưới tiêu của người sản xuất.

Tóm lại có thể nói diện tích rau an toàn của Hà Nội hiện nay ngày càng tăng lên nhưng lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau an toàn vẫn còn đầy hoài nghi,

chưa thật sự an tâm về chất lượng rau mà mình lựa chọn cả về chất lượng và mẫu mã điều này cũng được thể hiện trên rất nhiều bài báo phản ánh “rau an toàn chất lượng đến đâu? liệu có đáng tin cậy?..” Chính vì vậy vấn đề tạo lòng tin cho người tiêu dùng là thật sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 28 - 30)