Đời sống xã hội:

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 28)

+ Đến nay các huyện ngoại thành đã xây dựng được 287 công trình thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 90% diện tích đất canh tác, hệ thống thuỷ lợi được cải tạo hàng năm và phát huy tác dụng.

+ Hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng cải tạo. Năm 1995 có 775km(54,2% ) các đường giao thông nông thôn được dải nhựa, bê tông hay rải cấp phối trừ một số xã vùng sâu thuộc huyện Sóc Sơn.

+ Thị trường Hà Nội với dân số dự kiến năm 2010 là 3,3 triệu, năm 2020 có thể lên tới gần 4 triệu mà phần đông là các tầng lớp có thu nhập cao hơn so với bình quân cả nước, đang và ngày càng là một thị trường tiêu thụ lớn về các loại nông sản thực phẩm và phi thực phẩm. Bên cạnh các nguồn cung cấp của các tỉnh lân cận, việc tạo ra các sản

phẩm chất lượng cao, một khối lượng nông sản lớn và đa dạngc ho dân cư cả nội và ngoại thành là rất cần thiết.

Thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng tăng cùng với sự phát triển của thành phố và cả nước, điều nay làm cho nhu cầu của người dân ngày càng cao và phong phú về các loại nông sản cao cấp như: rau an toàn, các loại thực phẩm chất lượng cao, đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh…Một nền nông nghiệp đô thị sẽ đáp ứng cả về số lượng, chất lượng kể cả phục vụ cho xuất khẩu. Từ đó tạo tiểm năng lớn cho nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội. Qua 20 năm đổi mới, nông nghiệp Hà Nội đạt tới một trình độ nhất định trong cơ cấu ngành, hình thành các vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật thâm canh, vận dụng thành tựu khoa học công nghệ khác nhau vào khâu chọn giống, chế biến sau thu hoạch, tạo nên khối lượng nông sản (rau an toàn) có chất lượng cung cấp cho dân cư đô thị.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w