Đánh giá kết quả đạt được của việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đánh giá kết quả đạt được của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn và những vấn đề còn tồn tại.

3.1. Đánh giá kết quả đạt được của việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X và chương trình hành động về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 -2010 “mở rộng diện tích trồng cây thực phẩm, đầu tư xây dựng một số vùng rau an toàn, nâng cao chất lượng và giá trị thực phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhập cao cho người lao động trong khu vực nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu rau an toàn cho một số vùng sản xuất rau có hiệu quả, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đô thị”. Theo đó Hà Nội đã tiến hành xây dựng vùng quy hoạch vùng sản xuất trên tất cả các huyện với diện tích tăng hàng năm bình quân là 11,06%. Một đặc điểm thuận lợi là đất sản xuất nông nghiệp của Hà Nội phần lớn được kiến tạo bởi phù sa của Sông Hồng và có sự gắn kết giữa trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu nước cũng được quan tâm đầu tư xây dựng khá đồng bộ, ở các vùng khó khăn coá trạm bơm, giếng khoan đảm bảo nhu cầu về nước tưới (giai đoạn 2007 -2010 Hà Nội sẽ đầu tư 500 tỷ đồng cho việc thực hiện dự án tiêu thụ và sản xuất rau an toàn trong đó 150 -169 tỷ đồng dành cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và xây dựng trung tâm kiểm nghiệm chất lượng rau quả có năng lực phân tích tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới). Chính việc làm này mang lại lòng tin cho người tiêu dùng.

Hà Nội đã xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Từ năm 2002 -2006 trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng được 9 mô hình sản xuất –tiêu thụ rau an toàn tại các địa phương như: Long Nam, Đặng Xá, Vân Trì, Trung Nà, Đìa, Yên Mỹ, Phúc Lợi với tổng diện tích 45,3ha tương đương

với 215ha gieo trồng.năm. Năm 2006 Hà Nội xây dựng được thí điểm một mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP (thực hành nông nghiệp tốt) tại Đông Anh. Các mô hình được nông dân chính quyền địa phương đánh giá cao và đang được nhân rộng. Xây dựng thương hiệu hàng hoá theo từng loại rau ở các cơ sở sản xuất có uy tín: Vân Nội, Đông Xá,Yên Mỹ, Năm Sao…Đến nay chi cục đã hướng dẫn, thẩm định và cấp 29 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 8 giấy chứng nhận cơ sở sơ chế rau an toàn cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Chi cục đang phối hợp với các cơ quan điều tra, đánh giá thực trạng và tiến hành lấy mẫu đất, nước tưới tại 112.117 xã, phường có sản xuất rau để phân tích về các chỉ tiêu kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Căn cứ vào kết quả phân tích chi cục phối hợp với các cơ quan chuyên môn lập bản đồ thể hiện vùng đủ điều kiện và không đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn ở các vùng có đủ điều kiện và thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ở các vùng không đủ điều kiện.

Được sự quan tâm của Thành Uỷ, UBND Thành phố Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan, sản xuất rau an toàn phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày cao của người dân, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và người sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Có thể nói sản xuất rau an toàn của Hà Nội trong những năm qua đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

+ Sản xuất rau an toàn tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Chất lượng rau được cải thiện, cơ cấu rau đa dạng và phong phú hơn trong đó rau an toàn cao cấo ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn: Cơ cấu các nhóm rau gồm cải xanh, cải ngọt, cải cay, xà lách mỡ, rau dền, mùng tơi, rau muống, rau lang, húng, quế, ngò…nhóm rau ăn quả gồm dưa leo, cà chua, mướp đắng, đậu Hà Lan, Cove, cà pháo, cà tím thu hoạch từ 6 -10 lứa.năm, tùy theo từng chủng loại rau mà thị trường đang cần để điều chỉnh về chủng loại nhằm phù hợp với quy luật cung cầu.

Bảng 7:Chỉ tiêu kết quả đạt được về sản xuất rau an toàn giai đoạn 2003- 2006 Nă m Chi tiêu 2003 2004 2005 2006 Diện tích (ha) 3405,2 3336 3491,4 4985 Tốc độ phát triển diện tích (%) Năng suất rau (tạ.ha) 159,4 159,8 159,8 163,0 Sản lượng (tấn) 49148,5 53257 55725 78956 Tốc độ phát triển sản lượng (%)

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

+ Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và đầu tư co sở vật chất kỹ thuật nhất định phục vụ cho sản xuất như hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng…

+ Hoạt động sơ chế và chế biến sản phẩm rau an toàn đã được quan tâm và đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

+ Hoạt động tuyên truyền , chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân được triển khai mạnh góp phần nâng cao ý thức và trình độ sản xuất của nông dân trong quá trình sản xuất rau an toàn.

+ Hình thành các hình thức và kênh tiêu thụ rau an toàn tương đối đa dạng, góp phần kích thích sản xuất rau an toàn phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho người tiêu dùng.

+ Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, chỉ đạo sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật sản xuất ngày càng được quan tâm. Sản phẩm của một số đơn vị sản xuất được ghi rõ địa chỉ sản xuất, có mã số, mã vạch, công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã được triển khai.

+ Đã có những cơ sở pháp lý ban đầu và các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất rau an toàn như: quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, quy định tiêu chuẩn chất lượng, quy định tiêu chuẩn cửa hàng rau an toàn, có chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ vốn tạo điều kiện cho người dân có điều kiện phát triển sản xuất.

+ Công tác đầu tư nghiên cứu khoa học phát triển theo hướng gắn nghiên cứu với ứng dụng thực tế, nhiều loại giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới đã được nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thực tế…

Như vậy để nâng cao gía trị nông sản trên thị trường và mang lại hiệu quả cho người sản xuất thì Hà Nội cũng chủ trương trong khâu phân loại , sơ chế, chế biến, bao gói phải được gắn nhãn mác và cam kết về chất lượng trước pháp luật và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w