Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 55)

III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.2.Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đánh giá kết quả đạt được của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn và những vấn đề còn tồn tại.

3.2.Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

thành phố Hà Nội.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối khả quan, nhưng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể là:

- Về sản xuất: Vùng rau an toàn ở Hà Nội cơ bản đã hình thành nhưng vẫn còn sản xuất nhỏ, chưa tập trung. Mặc dù đã xác định 4 huyện ngoại thành sẽ là vùng vành đai sản xuất, cung ứng rau an toàn cho Thành phố, hiện có 112/117 xã, phường tham gia sản xuất rau an toàn nhưng tổng diện tích sản xuất rau của năm 2007 chỉ có gần 8000 ha. Nhu cầu rau tiêu thụ trên thị trường Hà Nội gần 1200 tấn/ngày, song hoạt động sản xuất rau của Hà Nội chỉ đáp ứng được 40% tương đương 490 tấn/ngày còn lại từ các tỉnh ngoài mang vào. Một số diện tích rau an toàn vẫn chưa được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, vẫn còn tưới nước phân chuồng tươi, tưới rau bằng nước sông Tô Lịch, nguồn nước bị coi là ô nhiễm nặng nhất ở Hà Nội như: Phường Hoàng Liệt Quận Hoàng

Mai, việc bón phân đạm và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tuỳ tiện, nên không đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn. Số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho thấy có tới 50% số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm, và việc xử lý bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng cũng khá lộn xộn. Chỉ có 25% thu gom bao bì, vỏ thuốc, 18% vứt tại các nơi thải rác, còn lại vứt bừa bãi ra ruộng. Theo một kết quả phân tích mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật, trong số 478 vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, có đến 108 vùng không đạt được tiêu chuẩn về đất, nước (có dư lượng vượt ngưỡng cho phép). Hiện tượng thuốc Bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc ngoài danh mục nhập lậu tại các cửa khẩu, hiện vẫn diễn ra phức tạp, chưa quản lý được nên đang tràn vào các tỉnh ở Hà Nội gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Ngoài ra cơ chế chính sách cho sản xuất rau an toàn chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân sản xuất rau an toàn.

- Diện tích, năng suất, chất lượng, cơ cấu, chủng loại rau an toàn ngày một tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất rau an toàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đầu tư mới chủ yếu tập trung ở một vài khu sản xuất tập trung, đầu tư còn dàn trải, chồng chéo, thiếu đồng bộ. Các công trình đầu tư đang xuống cấp chưa được duy tu bảo dưỡng.

- Những vùng sản xuất rau an toàn cũng chưa thực sự chú trọng đến việc áp dụng kỹ thuật mới như sử dụng nhà lưới, hộ nông dân thiếu vốn đầu tư, đất trồng rau an toàn của hộ gia đình thấp (Đông Dư: 400m.hộ, Vân Nội 160m.hộ).

- Sản xuất rau an toàn nói chung có quy mô nhỏ, manh mún, phân tán, chưa tập trung. Diện tích sản xuất tập trung, chuyên canh còn nhỏ và mới tập trung ở một vài xã, phường. Điều này gây khó khăn cho tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng tiêu thụ sản phẩm.

- Năng lực của người sản xuất còn hạn chế. Đại đa số người trồng rau an toàn nắm được quy trình sản xuất nhưng không sâu, công tác chỉ đạo sản xuất rau an toàn của địa

phương mới chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân qua hệ thống loa đài truyền thanh của xã, thôn và tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân.Ngoài ra, trình độ tổ chức, quản lý, marketing của họ còn rất yếu, vì vậy cũng gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn rất chậm. Chỉ ở một số nơi có trình độ thâm canh cao, có phản ứng nhanh nhậy với thị trường, như một số xã ở Đông Anh, Gia Lâm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Từ Liêm việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật diễn ra nhanh.

- Sự liên kết hợp tác giữa các hộ trồng rau an toàn ở quy mô nhỏ, có tính tự phát chưa được quan tâm hỗ trợ đầy đủ, hiệu quả chưa cao, chưa bền vững.

- Sơ chế, chế biến sản phẩm ở mức độ đơn giản, quy mô nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng.

- Tiêu thụ rau an toàn chủ yếu mang tính tự phát, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chưa rộng khắp, người tiêu dùng chưa có độ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm rau an toàn.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nông dân về tầm quan trọng của phát triển sản xuất rau an toàn, tuân thủ quy trình kỹ thuật còn thấp.

- Chất lượng rau an toàn: thực sự đây vẫn là một trong những vấn đề lớn còn tồn tại ở Hà Nội. Thực trạng cho thấy rằng ở Hà Nội vẫn xảy ra những vụ ngộ độc thức ăn, những việc xử lý tại các cơ sở chế biến không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật…hay do những người bán họ vẫn trà trộn cả rau an toàn lẫn rau bẩn mong bán được nhiều hơn nữa với giá cao hơn. Vấn đề này cũng được nhiều tờ báo, trên internet lên tiếng như: “chất lượng rau an toàn liệu có đáng tin cậy không”, “ rau an toàn thực sự an toàn đến đâu”… với nội dung cho rằng: Qua kiểm tra toàn bộ thị trường thì có tới hơn một nửa rau có gắn mác rau an toàn vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu. Chính vì những việc xảy ra đã làm mất lòng tin cho người tiêu dùng và để giải quyết vấn đề này cần kiểm tra chặt chẽ, an toàn trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất.

- Về tiêu thụ: hoạt động của ban quản trị hợp tác xã (HTX) hoặc tổ HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn mới đạt được kết quả bước đầu, chưa làm được chức năng dịch vụ

vật tư và tiêu thụ sản phẩm, những tổ hợp tác quy mô lớn như: Đẵng Xá: 6 tổ -399 hộ, việc chỉ đạo sản xuất và giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật rất khó khăn. Công tác quản lý kinh doanh rau an toàn của ngành thương mại đã triển khai nhưng chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác hậu kiểm nên ảnh hưởng đến sản xuất.

- Thị trường rau an toàn chưa được mở rộng, cả Hà Nội mới có 35 cửa hàng, siêu thị bán rau an toàn nhưng trang thiết bị nghèo nàn mới có 15.32 cơ sở có dàn lạnh để rau, 4.35 cơ sở có kho lạnh bảo quản sản phẩm, không có kho lưu trữ, địa điểm bán hàng không thuận lợi, hợp đồng bán hàng giữa cơ sở với HTX và hộ trồng rau chủ yếu bằng miệng, tuỳ tiện, cơ hội giới thiệu sản phẩm không có, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, công nghệ chế biến bảo quản rau an toàn yếu kém.

(Chưa xong)

* Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại: có rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể

khái quát thành những nguyên nhân sau:

+ Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật, quy trình trồng rau, quả an toàn chưa áp dụng một cách triệt để, không kể là hoá chất gì, liều lượng và thời gian cách ly là bao nhiêu? Việc giao ruộng đất theo nghị định 64.CP về giao đất lâu dài cho người nông dân như hiện nay là quá manh mún, không những gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích trồng rau, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các chủng loại rau và giống mới vào sản xuất mà còn hạn chế đầu tư của các hộ có nhu cầu trồng rau an toàn.

+ Về đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, mấy năm vừa qua các vùng trồng rau an toàn của Hà Nội được thành phố rất coi trọng đầu tư xây dựng. Mặt khác các vùng trồng rau an toàn có diện tích lớn thì người nông dân không những sẵn sàng bỏ vốn đầu tư xây dựng mua sắm máy móc để phục vụ cho sản xuất. Nhưng thực tế cho thấy nhiều công trình đầu tư cho vùng sản xuất rau khi khảo sát còn chưa đến nơi đến chốn do đó dẫn đến một số công trình bị phá vỡ như Đặng Xá ở Gia Lâm.

+ Về tiêu thụ sản phẩm: những năm đầu tổ chức tuyên truyền sản xuất rau an toàn, người nông dân ngộ nhận cho rằng đã sản xuất ra rau an toàn thì sản phẩm chắc chắn sẽ dễ bán, mà giá cả phải cao hơn giá rau bình thường, do đó phong trào sản xuất rau mấy năm trước phát triển mạnh. Nhưng trong thực tế hiện nay sản xuất rau an toàn nhiều công đoạn phải dùng bằng thủ công nên phải mất rất nhiều công sức nhưng khi đem đi tiêu thụ thì giá bán rau an toàn với rau không an toàn vẫn như nhau. Vấn đề mấu chốt dẫn tới hiệu quả sản xuất rau an toàn thấp cho tới nay là chưa có tiêu chuẩn để phân biệt rau an toàn và rau thông thường, làm mất lòng tin cho người tiêu dùng. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và gần như không khả quan trong thực tế. Rau quả là mặt hàng tươi sống, rất nhanh hỏng được kinh doanh với khối lượng lớn và trên địa bàn trải rộng bởi có rất nhiều người tham gia kinh doanh. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không đảm bảo độ tin cậy. Xác định chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng phương pháp phòng thí nghiệm đòi hỏi thời gian nhiều và chi phí rất lớn (thời gian 2 -3 ngày, chi phí 1,5 -2 triệu.mẫu) không phù hợp với tính chất mặt hàng.. Nguyên nhân cơ bản hiện nay trong phát triển thị trường rau an toàn là do hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định của ngành trồng rau an toàn do thiếu biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với hệ thống phân phối và tiêu thụ rau an toàn.

+ Hơn nữa Nhà nước cũng chưa có dụng cụ phân tích nhanh để phân biệt đâu là sản phẩm an toàn, đâu là sản phẩm không an toàn để giúp cho người tiêu dùng cách lựa chọn sản phẩm do vậy người sản xuất không có gì được hưởng lợi. Bên cạnh đó là tình trạng bất lực trong vấn đề kiểm soát nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bị cấm trong nông nghiệp.

+ Một vấn đề đáng lưu ý là “mượn danh” rau an toàn để trà trộn cả rau an toàn và rau thông thường để bán với mức giá cao hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người tiêu dùng khi mua phải rau không an toàn.

+ Về cấp giấy chứng chỉ và thương hiệu sản phẩm rau an toàn: Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận và thương hiệu sản phẩm rau an toàn còn chưa hợp lý, mặc dù qua kiểm tra một số sản phẩm rau đã đủ tiêu chuẩn, nhưng khi đưa ra thị trường thì giá lại quá cao. Cụ thể Thành phố chỉ đăng ký 27 mẫu rau phân làm 4 nhóm, nếu được cấp thương hiệu phải mất khoảng 30 triệu đồng, tuy có sự hỗ trợ của Thành phố nhưng số tiền trên đối với người nông dân là quá lớn không thể có. Hơn nữa Nhà nước cũng chưa tạo điều kiện cho người sản xuất rau có được thị trường tiêu thụ, như chưa có các chợ đầu mối để nông dân tiêu thụ sản phẩm, vẫn có tình trạng thương lái tập trung đầu bờ trên từng mảnh ruộng, có khi còn ép giá gây thua thiệt cho người sản xuất.

+ Về việc cạnh tranh sản phẩm: việc sản xuất rau an toàn hiện nay người sản xuất phải đương đầu chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, mặt khác còn phải cạnh tranh với một số mặt hàng rau nhập khẩu từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam nhất là các sản phẩm của Trung Quốc giá cả vừa rẻ lại khá bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng do đó sản phẩm đã khó tiêu thụ lại càng khó hơn.

+ Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trước đây không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, do tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng cao, diện tích đất sản xuất giảm và nhiều khu vực đấu trồng, nước tưới bị ô nhiễm, điều đó làm hạn chế đầu tư, bố trí sản xuất, năng suất chất lượng rau an toàn.

+ Công tác tuyên truyền, quảng cáo còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, phối hợp tổ chức thực hiện, chưa khai thác được các phương tiện truyền thông hiện có, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh ở các xã, phường, nên nhận thức, ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật của người sản xuất rau an toàn còn thấp, ngươì tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tính thụ động, trông chờ, ngại thay đổi, lưỡng lự trong sự liên kết, hợp tác, tập quán canh tác lạc hậu, không phù hợp với sản xuất rau an toàn của nông dân còn cao, khó thay đổi.

+ Sự tham gia liên kết của 4 nhà: mặc dù trong những năm qua có quyết định 80.CP của Thủ tướng Chính Phủ về liên kết 4 nhà, nhưng thực tế hiện nay việc liên kết 4 nhà vẫn chưa được thực hiện. Ngoài việc Nhà nước đầu tư cho người trồng rau một số cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, còn lại các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp vẫn chưa có sự liên kết với người sản xuất. Thực tế Thành phố chưa có một nhà doanh nghiệp nào đứng ra ký hợp đồng, đưa các giống mới vào sản xuất, có chăng một số côgn ty giống chỉ đưa một số giống rau cho nông dân làm thử như vậy biến ruộng của người nông dân trở thành ruộng làm thí nghiệm, do đó người nông dân vẫn chưa thực sự tiếp cận được với nhà khoa học.

Chương III: Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 55)