Tình hình phát triển về sản lượng rau an toàn của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

c. Tình hình phát triển về sản lượng rau an toàn của Hà Nội.

Về sản lượng, sản lượng rau an toàn chủ yếu do 3 huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Đông Anh sản xuất ra chiếm tới 79,1 tổng lượng rau an toàn của thành phố trong năm 2005 cụ thể năm 2005 Từ Liêm cung cấp: 11145,0 (tấn), Gia Lâm: 15866,9 (tấn), Đông Anh: 16785,3 (tấn). Mặc dù sản lượng rau an toàn tăng nhanh qua các năm và người sản xuất rau ở Hà Nội chú ý phát triển rau trái vụ, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là hai vụ chính đông- xuân và thu- đông tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 và tháng 10 đến tháng 12., các tháng còn lại sản lượng rau ít đặc biệt tháng 6 và tháng 8.

Bảng 4: Sản lượng rau an toàn của hà Nội

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng rau (tấn) 148125 159525,8 150588 198029 205015 Sản lượng RAT (tấn) 49148,5 53215,5 55726,8 78985 102043 Tỷ lệ % so với tổng số (%) 33,18 33,36 37,0 39.89 49,77 Lượng tăng giảm sản lượng RAT(tấn) 4067 2511,3 23258,2 23558 Tốc độ phát triển so với năm

trước (%)

108,3 104,7 141,7 129,2

Từ biểu trên ta thấy sản lượng rau an toàn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản lượng rau nói chung chỉ đạt khoảng trên 30% so với tổng sản lượng rau nói chung, riêng năm 2007 đạt khoảng 40%, sản lượng rau an toàn tăng nhưng không đều qua các năm, sở dĩ như vậy là do sản xuất rau an toàn còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết khí hậu do vậy sản lượng tăng không đều và không ổn định.

1.2 Về chủng loại:

Cơ cấu chủng loại rau ở Hà Nội khá phong phú do nơi đây tập trung dân cư đông, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn cũng khá phong phú và đa dạng, diện tích nhóm rau ăn lá (RAL) và rau ăn quả (RAQ) có xu hướng tăng lên, diện tích rau ăn củ (RAC) có xu hướng giảm xuống. Chủng loại rau khá phong phú phân bố ở các quận huyện ngoại thành tuỳ thuộc đất đai, địa hình, nguồn nước, tập quán sản xuất của nông dân nên ở Hà Nội đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau theo chủng loại. Đối với quận huyện trước đây tỷ lệ RAC tương đối cao ở các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, nhưng tỷ lệ RAL, RAQ đang có xu hướng tăng mạnh ở các huyện này. Huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì tập trung phát triển rau ăn lá và rau gia vị như: cà chua, cải các loại,bắp cải… Huyện Đông Anh, Sóc Sơn tập trung sản xuất các loại rau ăn củ, ăn quả như:dứ chuột, ngô bao tử, su hào, cà rốt… Huyện Thanh Trì có tỷ lệ rau ăn lá khá cao như: rau muống, mùng tơi, rau ngót…phục vụ tốt nhất tới nhu cầu người dân thủ đô, có thể cung cấp thêm cho các tỉnh lân cận, và có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp.

Chủng loại RAT có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2001, sản xuất RAT chỉ tập trung vào phát triển 18 loại rau, đến nay con số này đã tăng lên, đặc biệt là một số loại rau cao cấp như: súp lơ xanh, bắp cải tím, ngô bao tử, dưa chuột bao tử…tăng lên nhanh từ 19% năm 2001 lên 31% năm 2005. Ngoài ra còn xuất hiện một số rau giống mới có thể canh tác quanh năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trái vụ của người dân thủ đô như: xà lách, đậu côve tím, cà tím…

Sau 10 năm sản xuất RAT ở Hà Nội không ngừng tăng cả về năng suất, số lượng, chất lượng, chủng loại nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về chất lượng RAT của Hà Nội. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ có 70,9% lượng RAT được bán với giá cao, đây là sản phẩm đảm bảo sau khi thu hoạch vẫn tươi, mẫu mã đẹp, không bị thối…những sản phẩm này chủ yếu được người bán buôn lấy, lựa chọn tại ruộng sau đó vận chuyển sang bán tại các siêu thị và các chợ nhỏ ở nôị thành để tiêu thụ, 18,2% tổng sản lượng sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp hơn thường được bán tại các chợ địa phương, ngoài ra vẫn còn khoang 0,9% tổng sản lượng dùng làm thức ăn gia súc do chất lượng mẫu mã quá xấu.

Như vậy, trong thời gian vừa qua sản xuất RAT của Hà Nội có bước phát triển khả quan, tăng cả về năng suất, chất lượng, đa dạng hoá chủng loại, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng đặc biệt trong thời gian giáp vụ hoặc trái vụ. Tuy nhiên nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp nghiêm ngặt trong vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn rau để người tiêu dùng có thể yên tâm hơn nữa khi tiêu thụ “sản phẩm sạch”.

1.4. Quá trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất rau an toàn là khâu chọn đất. Đất trồng phải được lựa chọn xa khu công nghiệp, xa vùng nước thải, xa bệnh viện, gần nguồn thuỷ nông (đặc biệt là hệ thống Sông Hồng). Đó là những điều kiện để thực hiện một quy trình sản xuất rau an toàn. Sử dụng phân bón hợp lý là một trong những nội dung quan trọng mà người nôngdân thự sự chú trọng, bằng những kinh nghiệm lâu năm hội khuyến nông Hà Nội cho hay dù phân hữu cơ hay phân hoá học đều phải sử dụng đúng liều lượng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Đối với khâu chọn giống, các hộ xã viên sản xuất rau an toàn ở Hà Nội đều sử dụng giống tốt (F1, thuần chủng), khả năng nảy mầm cao ở các công ty có uy tín như công ty giống cây trồng Hà Nội, công ty giống Trang Long và chủ yếu dùng các loại giống được nhập từ nước ngoài về như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…giá nhập chỉ bằng 1.3 giá

bán trong nước nhưng tạo ra năng suất gấp đôi, hiện có 70% giống nước ngoài, 30% giống trong nước được dùng cho sản xuất rau an toàn ở Hà Nội.

Bên cạnh đó một số cơ sở sản xuất rau an toàn ở Hà Nội đặt vấn đề tuân thủ thuốc bảo vệ thực vật lên hàng đầu, bà con còn xem xét từng chủng loại rau để sử dụng thuốc đúng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả cao đồng thời tránh hiện tượng nhờn thuốc.

Khâu cuối cùng của quy trình sản xuất rau an toàn là khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản. Theo đúng quy định thu hoạch phải cách ly 15 ngày sau khi bón. Để đảm bảo rau xanh, sạch bà con có thể mang về cắt gốc, tỉa lá rồi sử dụng một nước Ôzôn để khử một số tạp chất (nếu có), sau đó rửa lại bằng nước thông thường, rồi đóng gói.

Ngoại trừ một số nơi sử dụng đúng quy trình sản xuất rau an toàn, một số bộ phận dân cư nhỏ vì mục tiêu lợi nhuận, vào thời điểm được giá họ muốn có một khối lượng rau tiêu thụ lớn họ đã thu hoạch trước thời gian cách ly sau khi phun thuốc điều đó ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người tiêu dùng, hay họ còn lấy nước thải từ khu công nghiệp, nước bẩn để tưới rau…làm rau an toàn bị nhiễm độc là điều không thể tránh khỏi. Việc làm mà đại bộ phận người nông dân thường làm là đốt cháy giai đoạn, không tuân thủ đúng quy trình sản xuất nên tình trạng rau nhiễm độc vẫn xảy ra thường xuyên.

*Đầu tư cho phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Không chỉ vấn đề áp dụng thống nhất quy trình sản xuất rau an toàn mà vấn đề kinh phí khiến nhiều hoạt động phát triển mô hình trên nhiều quận, huyện vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Theo báo cáo của cục Trồng Trọt cho biết đến nay các quận ở Hà Nội đều phát triển mô hình sản xuất rau an toàn nhưng đều bị tắc khi quy trình phê duyệt hoặc hoạt động một thời gian. Hầu hết các vùng rau an toàn là do các hộ sản xuất nhỏ, các nông trại nhở đầu tư, chưa tiến hành đồng bộ chỉ mang tính chất cá nhân. Hầu hết thì vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng như: hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, đường giao thông…thì hầu hết cũng được Hà Nội chú trọng đầu tư. Nhưng qua thực tế hiện nay nhiều côn trình đầu tư cho vùng rau chưa tính toán hết hiệu quả khi đầu tư, do vậy một số công trình vừa mới đầu tư đã phải dỡ bỏ.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là để đầu tư cho hệ thống tưới tiêu bằng nước ngầm đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn - khoảng hơn 1 tỷ đồng, vì vậy biện pháp chủ yếu là các hộ trồng rau phải liên kết với nhau để lắp đặt, hoặc thành phố. huyện, xã góp vốn đầu tư đầu mối cấp nước và đường ống chính, còn người dân đóng góp đường ống tại lô thửa nhà mình. Được biết hệ thống tưới này còn có khả năng tự kiêm tra nồng độ ô nhiễm nguồn nước để cảnh báo với người trồng rau. Theo tính toán của Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết trồng rau an toàn có thể thu được khoảng 120 triệu – 150 triệu.ha nên việc đầu tư trên không phải là quá tốn kém. Hơn nữa đây là biện pháp duy nhất để cứu các vùng trồng rau trên địa bàn Hà Nội khỏi bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân đồng thời giữ được nghề truyền thống cho người dân. Bởi dự báo của Sở tài nguyên và môi trường cho biết tình hình nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng nên nguồn nước này vĩnh viễn không thể sử dụng tưới cho rau được,

Và trong những năm tới giai đoạn 2007-2010 Hà Nội sẽ khai trương chương trình sản xuất rau an toàn với tổng số vốn đầu tư lên tới 500 tỷ đồng, phần lớn số kinh phí trên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mô hình sản xuất rau an toàn cho một số vùng rau, chuyển giao kỹ thuật cho người dân, đồng thời đầu tư khoảng 50-60 tỷ đồng để xây dựng khu kiểm nghiệm chất lượng rau có hiệu quả và có năng lực phân tich tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây không chỉ là một tín hiêu cho người sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố trong công cuộc chinh phục niềm tin của người tiêu dùng, còn giúp cho người tiêu dùng có lòng tin vào chất lượng rau Hà Nội hiện nay xoá đi những nghi ngờ báo chí vẫn thường lên tiếng trước đây.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w