Các phương pháp phòng ngừa quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC    pptx (Trang 115 - 127)

4. QUẢN TRỊ RỦI RO

4.4. Các phương pháp phòng ngừa quản trị rủi ro

Nói chung có 5 phương pháp để tổ chức có thể quản trị rủi ro. Đó là:

+ Tránh khỏi rủi ro: chọn phương án có xác suất tránh khỏi thiệt hại khá cao. Tuy nhiên, đây là một giải pháp không tích cực bởi phạm vi ứng dụng rất hạn chế.

+ Phòng ngừa thiệt hại và hạn chế rủi ro: áp dụng những biện pháp đẻ ngăn chặn thiệt hại như lắp đặt thiết bị báo động, thiết bị an toàn, trang bị kiến thức cho từng cá nhân và cộng đồng về quy tắc an toàn để giảm bớt thiệt hại.

+ Tự bảo hiểm: lập quỹ dự phòng rủi ro dựa trên dự báo những thiệt hại với độ chính xác có thể chấp nhận được.

+ Phong toả rủi ro: là tạo ra rào chắn trên tất cả các phương diện của một giao dịch để các loại rủi ro có thể bù đắp được. Phong toả rủi ro thường được áp dụng để giải quyết những rủi ro hối đoái, hay sự thay đổi bất thường về giá cả trên thị trường hàng hoá.

+ Chuyển giao rủi ro: thông qua bảo hiểm.

- Các biện pháp ở giai đoạn xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh, bao gồm:

+ Bảo đảm chất lượng của dự báo, điều tra, khảo sát, thông tin, tiêu chuẩn tính toán,.. khi lập phương án.

+ Khi lập dự án đầu tư phải bảo đảm các mặt: an toàn tự nhiên, an toàn công nghệ và tổ chức, an toàn về tài chính, áp dụng các phương pháp phân tích phương án trong điều kiện rủi ro.

+ Khi lập kế hoạch phải tính đến rủi ro thông qua các kế hoạch dự phòng, bảo đảm tính linh hoạt của kế hoạch.

+ Khi lựa chọn hình thức tổ chức của doanh nghiệp phải bảo đảm tính đa năng cần thiết, áp dụng các hình thức tổ chức cho phép phân tán rủi ro (công ty cổ phần).

+ Nâng cao chất lượng của việc thẩm định, xét duyệt phương án.

- Các biện pháp ở giai đoạn chỉđạo điều hành thực hiện, bao gồm:

+ Nghiên cứu kỹ phương án thiết kế và tình hình cụ thể trước khi đi vào thực hiện, có biện pháp công nghệ và tổ chức thích hợp.

112

+ Tôn trọng quy trình công nghệ, bảo đảm vũng chắc và tin cậy của máy móc thiết bị, sử dụng công nhân và cán bộ đúng theo yêu cầu về tay nghề và sức khoẻ.

+ Tôn trọng quy tắc an toàn sản xuất và an toàn lao động.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, áp dụng lý thuyết điều khiển và công nghệ thông tin. + Tổ chức dự trữ và mua bảo hiểm.

+ Phối hợp tốt giữa tự khắc phục rủi ro và phân tán rủi ro cho người khác (thông qua mua bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng sản xuất kinh doanh).

113

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về công tác tổ chức trong doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

Thông tin là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, và những mối quan hệ đó được thể hiện qua lại lẫn nhau. Từ khi có con người, nói cách khác có xã hội loài người thì đã có sự trao đổi giữa những con người với nhau trong quá trình lao động, săn bắn, hái lượm, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày nhằm đạt được một mục đích nhất định.

Như vậy: thông tin là những dữ liệu, số liệu, tin tức thu thập được đã qua xử lý, sắp xếp, diễn giải theo cấu trúc thích hợp để phục vụ cho mục tiêu nào đó. Nói cách khác, thông tin là tất cả những gì có thể mang lại cho con người sự hiểu biết về đối tượng mà họ quan tâm tới (vì những nguyên nhân và mục tiêu nào đó). Thông tin là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội, con người.

Yêu cầu cơ bản đối với thông tin là: tính chính xác và trung thực, tính kịp thời và linh hoạt, tính đầy đủ, tính hệ thống và tổng hợp, tính cô đọng và lôgíc

Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm của chủ thể quản trị, nhằm định ra mục tiêu chương trình, tính chất hoạt động của người hoặc cấp phải thực hiện quyết định đó để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của đối tượng quản trị và việc phân tích thông tin về hiện trạng của hệ thống.

Toàn bộ quá trình quản trị, từ việc điều hành sản xuất trong một phạm vi hẹp như tổ, đội, phân xưởng, xí nghiệp, đến phạm vi rộng lớn hơn như các ngành, các địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đều là quá trình ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản trị.

Sự thay đổi tổ chức là quy luật khách quan, đặc biệt ngày nay phát triển tổ chức là chiến lược của các doanh nghiệp nhằm thay đổi để nâng cao tính hiệu quả. Thay đổi tổ chức tái tạo lại cơ cấu tổ chức để hành động phù hợp với tình hình mới theo hướng phát triển tổ chức bao gồm cả sự thay đổi về cơ cấu công nghệ, nhiệm vụ. Song cơ bản là thay đổi con người.

Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không nhất trí do các bên có những mục tiêu, tư tưởng, tình cảm trái ngược nhau.

Quản trị xung đột là sử dụng những biện pháp can thiệp để làm giảm sự xung đột quá mức hoặc gia tăng sự đối lập trong tình trạng mâu thuẫn quá yếu.

Rủi ro trong kinh doanh là các sự cố xảy ra ngẫu nhiên không mong muốn và có hại cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là mức độ mà trong đó người ra quyết định có thể xác định được vấn đề cần giải quyết, đánh giá được tỷ lệ xác suất mà sự việc có thể xảy ra, nhận diện các giải pháp khác nhau và tỷ lệ xác suất về kết quả của mỗi giải pháp, lựa chọn phương pháp để khắc phục.

114

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Thông tin trong quản trị kinh doanh là gì? Chúng có vai trò gì trong quản trị kinh doanh? Chúng đáp ứng yêu cầu nào? Trong quản trị kinh doanh cần những loại thông tin nào? Để có chúng cần phải làm gì?

2. Quyết định quản trị là gì? Có các loại quyết định quản trị nào? Các yêu cầu và quá trình ra quyết định quản trị? Các phương pháp đề ra quyết định quản trị?

3. Hãng giầy Bata có cử 2 chuyên gia Marketing sang Châu Phi tìm hiểu thị trường với một chuyên gia già, một chuyên gia trẻ. Sau khi nghiên cứu, chuyên gia già báo về thông tin là thị trường Châu Phi không có nhu cầu về giầy vì họ thích đi đất và không có tiền để đi giầy. Còn chuyên gia trẻ báo về thông tin là thị trường Châu Phi rất có triển vọng vì dân bản xứ chưa có giầy dép để đi.

Câu hỏi thảo luận:

a. Theo anh (chị) thông tin của hai chuyên gia đó phải đánh giá như thế nào? Đúng hay sai? Hay vừa đúng vừa sai? Vì sao?

b. Nếu là giám đốc của hãng Bata thì anh (chị) sẽ phải có quyết định ra sao?

4. Tập đoàn TL có một xí nghiệp thành viên ĐQ được lắp đặt một hệ thống thiết bị mới, nếu sau khi chạy hoàn hảo mỗi tháng sẽ cho 1000 sản phẩm; nhưng vì xí nghiệp mới lắp đặt đang chạy thử máy (rà trơn) nên chỉ cho mỗi tháng 800 sản phẩm. Ban quản trị của tập đoàn TL ra điều kiện nếu giám đốc ĐGC không bảo đảm cung cấp cho tập đoàn 1000 sản phẩm mỗi tháng sẽ bị cách chức.

Câu hỏi thảo luận:

a. Ban quản trị tập đoàn TL đã phạm sai lầm gì khi ra quyết định?

b. Nếu là giám đốc xí nghiệp ĐQ thì anh (chị) sẽ phải có quyết định ra sao?

5. Là một phó giám đốc công ty, nhưng không may cho anh (chị) không được giám đốc của mình ưng ý, họ cố tình gây khó khăn cho anh (chị)?

Câu hỏi thảo luận:

Anh (chị) phải chọn quyết định như thế nào để cải thiện tình hình?

6. Có khi nào biết trước làm một việc nào đó mà anh (chị) sẽ thất bại mà anh (chị) vẫn làm không? Cho một ví dụ cụ thể minh hoạ?

7. Nên chăng anh (chị) thà nhận một kết cục xấu, còn hơn duy trì một thực trạng kéo dài tồi tệ? Anh (chị) hãy đưa ra một ví dụ để minh hoạ điều đó.

8. Phải chăng cái gì phi lý phải lấy cái phi lý để xử lý? Anh (chị) hãy nêu một ví dụ đã biết (đã nghe) trong kinh doanh để luận giải điều này?

9. Trình bày những nguyên nhân đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Nêu nội dung và mục tiêu của sự thay đổi?

10. Tiến trình thay đổi được tiến hành theo những bước nào?

11. Có những loại rủi ro nào trong quản trị? Cách khắc phục những rủi ro đó ra sao? 12. Có những hình thức xung đột nào trong quản trị?

115

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: NHỮNG LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC VỀ TÌM BẠN HÀNG LÝ TƯỞNG

Hãy tìm người bạn hàng (người cộng tác) có khả năng làm cân bằng những mặt mạnh sẵn có của bạn.

+ Nếu bạn mạnh trong lĩnh vực thương mại hay Marketing, hãy tìm một chuyên gia sâu về tài chính hay kỹ thuật

+ Nếu bạn là người mới đi vào con đường kinh doanh, hãy tìm một người đã trải qua kinh nghiệm trong việc làm và trong giao tiếp (phải làm sao có được quan hệ đó ngay từ đầu).

+ Nếu chọn một người bạn kinh doanh tồi trong quá khứ chắc sẽ khó mang lại cho doanh nghiệp của bạn “ đôi bàn tay vàng”.

+ Cùng đi với một nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm - một người đã trải qua thời kỳ sở hữu và vận hành một doanh nghiệp tư nhân. Điều đó cũng có nghĩa khẳng định: Một người điều hành doanh nghiệp không có kinh nghiệm và không có năng lực đã có nghĩa là một sự thất bại của các doanh nghiệp nhỏ.

+ Chọn người bạn hàng tương lai phải làm sao người đó cũng gắn bó với lợi ích và sự thành bại của doanh nghiệp như bạn. Tốt nhất, yêu cầu người bạn hàng tương lai đóng góp một số tiền vốn cho doanh nghiệp, như vậy mọi người sẽ làm việc tích cực hơn khi tiền của bản thân mình đang bị đe doạ.

+ Bạn hãy cắt đứt quan hệ ngay với những bạn hàng không trung thực và trong tổ chức doanh nghiệp của bạn không nên có chỗ cho các bạn thân.

Câu hỏi thảo luận:

1. Hãy phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn của những lời khuyên trên? 2. Bạn có thêm những lời khuyên nào nữa không?

Tình huống 2: MẸO KINH DOANH CỦA CỬA HÀNG THỰC PHẨM MỸ VỊ HƯƠNG

Vào dịp lễ tết, nhiều người ở Đài Bắc muốn mua một số thực phẩm đồ hộp để tặng bạn thân hoặc khi mua một chút ruốc thịt, thịt ướp sấy khô ăn cho bõ thèm khát, thì đều có liên tưởng ngay tới của hàng thực phẩm Mỹ vị Hương nằm ngay cạnh bưu điện Đài Bắc cạnh đường Bắc Ai. Đây là một cửa hàng kinh doanh 50 năm nay, chẳng một ai nghĩ rằng phương pháp để duy trì uy tín của nó lại là mỗi ngày chỉ sản xuất một lượng sản phẩm có hạn, nếu có khách hàng tới mà không mua được đồ thì bèn nói với anh ta rằng “ ngày mai tới sớm”.

Vậy thì tại sao không làm nhiều hàng một chút để tiện cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Vốn dĩ “Thà thiếu chứ không thừa” là nguyên tắc kinh doanh của cửa hàng thực phẩm Mỹ vị Hương. Tuy vậy, không phải là một cửa hàng sang trọng gì, nhưng để duy trì uy tín của mình, nó phải bỏ ra nhiều công sức từ việc chọn mua nguyên liệu tới việc tiếp đón khách hàng. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa ông chủ, các đầu bếp, các nhân viên bán hàng đã làm cho khách hàng có thể yên tâm ra vào cửa hàng thực phẩm này mà không lo lắng bị lừa dối. Mỗi sớm, để mua các loại thịt cần để chế biến, các thợ cả của cửa hàng này cần phải đích thân tới tất cả các chợ Đài Bắc hoặc lân cận để mua thịt lợn loại thượng hảo hạng. Như vậy, về mặt nguyên liệu cửa hàng vẫn giữ ưu thế.

Một nguyên tắc kinh doanh khác của cửa hàng thực phẩm này là không bán ra ngoài. Thực phẩm câu khách của cửa hàng là đùi lợn hun khói. Chế biến hun khói là một môn nghệ thuật. Mọi thứ đều rất cầu kỳ, đồ hun khói của Mỹ vị Hương chỉ lấy chất lượng làm chính, không cần số lượng nhiều, để khỏi làm cho khách hàng mất đi lòng tin đối với thực phẩm của cửa hàng, thà rẳng mời anh sáng mai tới sớm chứ nhất quyết không cung ứng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Đây chính là nguyên nhân tại sao cửa hàng thực phẩm Mỹ vị Hương không muốn mở rộng tiêu thụ ra thị trường bên ngoài, nhằm tránh việc khi nhận đặt hàng với số lượng lớn làm không kịp hoặc làm ào ào cho đủ số lượng, mà ảnh hưởng tới uy tín danh tiếng

116

mà cửa hàng đã công phu tạp lập qua suốt 50 năm. Cũng vì chú trọng tới việc chọn mua nguyên liệu và chế biến nên đùi lợn của cửa hàng này giá không phải là thấp nhưng khách hàng vẫn tới mua không ngớt. Hàng ngày cửa hàng cho ra lò khoảng 300 chiếc đùi lợn hun khói, trừ khi bạn nhanh chân, nếu không tất sẽ phải thất vọng quay về. Vì những loại hàng đó đã bị những khách hàng hôm trước đặt mua rồi.

Câu hỏi thảo luận:

1. Vì sao cửa hàng thực phẩm Mỹ vị Hương lại lấy nguyên tắc kinh doanh chính của mình là “thà thiếu chứ không để thừa”?

2. Phân tích các nguyên tắc kinh doanh của cửa hàng thực phẩm Mỹ vị Hương. Những nhận xét cần rút ra sau khi phân tích những nguyên tắc trên?

3. Theo anh chị, ông chủ cửa hàng thực phẩm Mỹ vị Hương đã áp dụng thủ thuật gì trong công tác bán hàng?

4. Đặt tên khách thích hợp cho tình huống quản lý trên.

Tình huống 3: NĂM NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA SHISEIDO

Được thành lập từ năm 1872, Shiseido được coi là hãng mỹ phẩm Nhật Bản đầu tiên sản xuất hàng hoá theo chất lượng phương Tây. Sau hơn một thế kỷ trường tồn, đến nay Shiseido đã trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn nhất trong nước và xếp hạng thứ tư trên thế giới.

Trong năm tài chính 1998 (tính đến 31 - 03 - 1998), hãng đạt doanh số bán hàng kỷ lục 620,9 tỷ Yên (4,8 tỷ USD) với lãi dòng là 16,8 tỷ Yên (129 triệu USD). Doanh số bán hàng ở nước ngoài năm 1998 đạt 92,2 tỷ Yên (709 triệu USD),chiếm khoảng 15% tổng doanh số của hãng.

Bí quyết nào giúp cho Arinobu Fukuhara, ông chủ đầu tiên của Shiseido và những hậu duệ của ông đã biến một xưởng chế tạo dược phẩm nhỏ bé chỉ chuyên sản xuất thuốc đánh răng tại quận Ginza, Tokyo thành một hãng mỹ phẩm nối tiếng về chăm sóc làn da như ngày nay? Đó chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt suốt gần một thế kỷ 5 nguyên tắc quản lý kinh doanh được đề ra từ 1921, mà cho đến nay vẫn được coi như tinh thần văn hoá công ty và phương châm chỉ đạo hoạt động của ban lãnh đạo và tất thảy mọi nhân viên của hãng.

Thứ nhất, chất lượng là trên hết, Shiseido luôn cam kết với mọi tầng lớp khách hàng chất lượng sản phẩm làm ra cực tốt và phù hợp. Kể từ ngày thành lập, hãng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) để không ngừng nâng cao chất lượng mỹ phẩm. Hiện tại, Shiseido trở thành trung tâm hàng đầu thế giới với 935 nhà khoa học chuyên vê nghiên cứu các loại bột mỹ phẩm. Song song với những nghiên cứu, sáng chế về mỹ phẩm, hãng còn tập trung sức lực nghiên cứu về lĩnh vực da mặt, sinh lý của da người, thể lực con người và những công nghệ có liên quan, nhằm đem lại sắc đẹp, hạnh phúc cho người trẻ tuổi và sự dịu dàng cho người cao tuổi.

Thứ hai, đồng cảm cộng khổ cùng chịu rủi ro và cùng hưởng lợi. Mọi nhân viên làm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC    pptx (Trang 115 - 127)