Nhận định chung về việc xây dựng và tổ chức triển khai các Chương

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 26 - 28)

I. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

1.5. Nhận định chung về việc xây dựng và tổ chức triển khai các Chương

trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương.

1.5.1. Những kết quả đạt được.

1/ Tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ đã được các Bộ, ngành, địa phương quán triệt và cơ bản thể hiện được bằng những nội dung chính trong CTHĐ của Bộ, ngành, địa phương mình.

2/ Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã làm tốt việc cụ thể hóa những nội dung về yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ đối với Bộ, ngành, đọa phương mình thông qua những hoạt động, công việc cụ thể và rõ ràng, bám sát đặc điểm và vai trò, vị trí của Bộ, ngành, địa phương mình trong tổng thể các vấn đề chung được Chính phủ đặt ra.

3/ Nhiều Bộ, ngành, địa phương trong đó có các Bộ, ngành, địa phương lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai CTHĐ của Chính phủ đã thực hiện khẩn trương công tác xây dựng và sớm ban hành CTHĐ của mình, làm cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động thuộc ngành, địa phương quản lý.

1.5.2. Những vấn đề đặt ra.

1/ Vấn đề xây dựng và ban hành các Chương trình hành động.

Tiến độ xây dựng và ban hành CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương còn khá chậm. Điều này chắc chắn sẽ là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ giao cho các Bộ, ngành, địa phương trong CTHĐ chung của Chính phủ, và cuối cùng là ảnh hưởng tới việc hoàn

2/ Vấn đề chất lượng nội dung của các Chương trình hành động.

• Trước hết là nội dung các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương còn khá sơ sài hoặc chưa bám sát những nội dung, yêu cầu đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ. Hiện tượng “xa rời” CTHĐ của Chính phủ trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương là khá phổ biến.

• Hầu hết các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương đều không đề cập, hoặc nếu có cũng chỉ ở mức chung chung tới vấn đề về những nguồn lực cần thiết để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ, công việc đề ra. Đây sẽ là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng tới khả năng đưa vào triển khai và hoàn thành những nội dung của các CTHĐ trên thực tế.

• Thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương chưa được thể hiện một cách rõ ràng và thực chất. chủ yếu các công việc mới chỉ được xác định ưu tiên về mặt thời gian mà chưa thể hiện được những ưu tiên có tính chiến lược trong việc triển khai một cách đồng bộ những nội dung của CTHĐ. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương trên thực tế.

• Các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, đặc biệt là đối với những vấn đề liên vùng của các địa phương, chưa được xem xét , xử lý tốt trong CTHĐ của mình. Trong đó, có thể thấy phổ biến nhất là vấn đề về chiến lược, quy hoạch phát triển của địa phương; bảo đảm hiệu quả đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng; bảo vệ môi trường sinh thái, những nội dung cần thiết về phối hợp liên vùng…chưa được các địa phương thể hiện trong CTHĐ của mình. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm cần được xử lý khi xem xét, đánh giá và điều chỉnh CTHĐ của các địa phương để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu đề ra theo mục tiêu chung của Chính phủ.

• Sự thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp, của khu vực tư nhân, của các hiệp hội ngành nghề…trong nội dung CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương là rất phổ biến. Hầu hết CTHĐ của các Bộ, ngành, địa

phương đều không đề cập đến nội dung này. Điều này chắc chắn dẫn đến những thiếu hụt quan trọng để có thể triển khai được những nội dung công việc được đặt ra trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương vì đây là những thành phần tham gia chủ yếu trong quá trình triển khai trên thực tế những nội dung công việc ở các CTHĐ này. • Những nội dung về cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và

điều chỉnh các hoạt động trong các CTHĐ hầu như không được đặt ra hoặc chỉ được đặt ra ở mức độ rất chung. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệt quả triển khai các nội dung trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương.

3/ Vấn đề cách thức tổ chức triển khai các Chương trình hành động.

Vấn đề dáng lưu ý là sự thiếu vắng hoặc sự có mặt nhưng khá mờ nhạt của những cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh CTHĐ; những nguồn lực cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện các nội dung công việc trong CTHĐ; những sự phối hợp liên ngành, liên vùng và sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung công việc trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương…tất cả những yếu tố này, một cách trực tiếp và gián tiếp, sẽ ảnh hưởng đên chất lượng và hiệu quả triển khai trên thực tế của các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w