Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 49 - 51)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.10. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

2.10.1. Những kết quả nổi bật

Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường được xác định vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển và trở thành một quan điểm quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, công tác BVMT ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Nhiều cơ chính BVMT đã được xây dựng. Hệ thống quan trắc và phân tích

môi trường từng bước được hình thành và củng cố. Việc thực hiện các mục tiêu của chương trình PTBV đã đạt được một số kết quả tích cực. Nhiều mô hình PTBV đã được triển khai, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế.

2.10.2. Những chính sách ban hành.

Có được những chuyển biến trên là nhờ những hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành được thực hiện trong thời gian qua như:

• Ngay từ năm 2003 – 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Quyết định quan trọng về chiến lược BVMT và PTBV của Việt Nam cho một tương lai dài hạn, đó là: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban hành định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam và Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

• Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội khóa XI thông qua Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2005, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác BVMT và PTBV ở Việt Nam.

• Nhiều văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan trong việc tăng cường công tác BVMT và PTBV ở Việt Nam đã được xây dựng trên thực tế như: Quyết định 35/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Quyết định 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”…

2.10.3. Những hạn chế

1/ Hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được xây dựng và ban hành nhưng chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện, việc tổ chức triển khai thực hiện còn chậm, thiếu kiên quyết . Tác động đến môi trường từ quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng chưa được tính toán, kiểm soát một cách chủ động và hiệu quả. Một số cơ chế chính sách về quản lý môi trường chưa được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với cơ chế quản lý mới của nền kinh tế.

2/ PTBV chưa được nhận thức đúng mức so với yêu cầu của quá trình phát triển. Hệ thống thể chế về phát triển bền vững mới hình thành và đang trong quá trình xây dựng nên còn nhiều lúng túng. Chưa có sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và BVMT đã ảnh hưởng đến mục tiêu PTBV.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w