Giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 44 - 46)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.7.Giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.7.1. Những kết quả nổi bật

Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực nâng cao chất lượng GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực song rõ ràng là trong những năm gần đây, Chính phủ và các Bộ, ngành ở Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách thông qua những hành động cụ thể, những kết quả nổi bật như:

• Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. GD-ĐT đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần được đổi mới. • Trong những năm qua, để thúc đẩy GD-ĐT, nâng cao chất lượng dạy

và học, Chính phủ đã đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho GD-ĐT. Ngân

sách Nhà nước cho GD-ĐT đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 và 20% năm 2008.

• Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên cũng được chú trọng đặc biệt. Mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm, trên 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên…

2.7.2. Những chính sách ban hành

Để đạt được những thành tựu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành đã nỗ lực đổi mới liên tục những cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực này:

• Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành hai đạo luật trong lĩnh vực GD-ĐT là Luật giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề năm 2006 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành hai đạo luật này. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản quan trọng cho hoạt động GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng tiếp cận với trình độ thế giới và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

• Các quy định nhằm chuẩn hóa công tác GD-ĐT và dạy nghề đã được các Bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành liên tục trong những năm gần đây. Trong đó bao gồm những quy định cơ bản như: Quyết định số 76/2007/QĐ – BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định số 37/2008/QĐ- BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề…

• Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam cũng có

những hành động tích cực và khẩn trương xây dựng và ban hành nhiều đề án, chương trình, chính sách quan trọng để xử lý một số vấn đề trọng tâm như: Nghị định 69/2008/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT; Quyết định 544/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế giai đoạn 2008-2010”…

2.7.3. Những hạn chế

So với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng công cuộc đổi mới thì những kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Quy mô GD-ĐT chưa cân đối với điều kiện đảm bảo chất lượng. Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý và chậm được điều chỉnh, chưa cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục trung học phổ thông và đại học. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển của đất nước. Việc quản lý GD-ĐT đối với các cơ sở ngoài công lập chưa tốt, cơ chế chính sách chưa rõ ràng, triển khai thực hiện thiếu thống nhất, chưa kiểm tra chặt chẽ về chất lượng. Công tác xã hội hóa GD-ĐT thực hiện chậm, thiếu đồng bộ.

Các công việc đề ra trong CTHĐ của Chính phủ bước đầu được triển khai và thu được những kết quả nhất định như đã trình bày ở trên, một số công việc đã được triển khai và hoàn thành như : “Xây dựng Quyết định của Chính phủ về Kế hoạch đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu về luật pháp quốc tế, được trang bị kỹ năng tham gia tranh tụng quốc tế”, một số chính sách về khuyến khích các trường dân lập, tư thục, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực GD-ĐT tạo đã được nghiên cứu và tiến hành…

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 44 - 46)