Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 39 - 40)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư

2.4.1. Những kết quả nổi bật

Trong lĩnh vực này, thời gian qua Chính phủ nói chung và các Bộ, ngành nói riêng đã có nhiều nỗ lực để nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư, những kết quả đạt được khá tích cực.

1/ Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư chung vào năm 2005 với những nội dung đổi mới quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi đối với lĩnh vực đầu tư nói chung trên cơ sở chọn lọc, kế thừa và phát triển hai đạo luật về đầu tư trước đó là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2/ Chính phủ và các Bộ đã nghiên cứu, xây dựng ban hành và đưa vào triển khai nhiều văn bản pháp lý quan trọng. Những văn bản này đã từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách nhằm thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả ở Việt Nam.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của Việt Nam thời gian qua.

1/ Nổi bật là các vấn đề như: quy hoạch phát triển theo ngành và quy hoạch phát triển theo lãnh thổ còn yếu kém cả về chất lượng và hiệu lực thi hành, tạo ra hệ quả tiêu cực trong việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Các cơ chế và chính sách định hướng nhằm thu hút vốn đầu tư toàn xã hội chưa đủ hấp dẫn, môi trường đầu tư có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, còn có sự phân biệt đối xử. Các khu vực trọng điểm, có lợi thế còn nhiều tiềm năng chưa được quan tâm đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, đào tạo nguồn nhân lực…nên đem lại hiệu quả thấp. Công tác bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, thất thoát, lãng phí lớn đã ảnh hưởng đến chất lượng các công trình.

2/ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù tăng cao nhưng nhìn chung vẫn dưới mức khả năng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lầm nghiệp và thủy sản còn nhiều hạn chế. Môi trường đầu tư chưa thật thuận lợi. Tỷ lệ Dự án phải giải thể trước thời hạn cao, một số dự án quy mô

lớn chậm triển khai, vốn đầu tư đã được cấp phép nhưng tỷ lệ thực hiện còn thấp.

2.4.3. Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương..

Các nhiệm vụ trong CTHĐ của Chính phủ được xác định cần được triển khai trong năm 2007 liên quan tới vai trò chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: “ Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định phân cấp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng tập trung hơn, đổi mới các tiêu chí, cơ sở phân cấp để nâng cao hiệu quả tổng thể trong đầu tư”, “ Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kho tàng, chợ đầu mối ở khu vực nông thôn”, “Xây dựng nghị định của Chính phủ về Chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu rộng hơn vào thị trường bất động sản” về cơ bản chưa được triển khai theo tiến độ.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w