Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 30 - 33)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

Đây là nhóm nội dung công việc đã được nước ta triển khai thực hiện một cách thường xuyên từ những năm trước trong tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước nói chung và để đáp ứng yêu cầu của qúa trình hội nhập nói riêng.

2.2.1. Kết quả chung.

1/ Công tác xây dựng pháp luật, thể chế của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất tích cực trên cả khía cạnh quy trình xây dựng, số lương các văn bản được ban hành và chất lượng của từng văn bản.

2/ Tính riêng trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập WTO, công tác xây dựng pháp luật và thể chế của Chính phủ nói chung và của các Bộ, ngành, địa phương nói riêng đã đạt được những kết quả cơ bản sau:

• Chính phủ đã xem xét thông qua 18 dự án luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Trong đó có những dự án luật quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật phí và lệ phí, Bộ Luật thi hành án, Luật Dân số, Luật Công vụ…

• Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 489 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 63 Nghị quyết, 197 nghị đinh, 197 quyết định và 32 chỉ thị. Ngoài ra còn ban hành 1.957 công văn, công điện của Thủ tướng. Trong năm 2007, các Bộm ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước cũng đã xem xét, ban hành 2.786 văn bản quy phạm pháp luật các loại.

• Về đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đã thông qua, trình và đã được Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002; đã ban hành Quy chế làm việc mới của Chính phủ (Nghị định 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007);

và hoạt động của Ban soạn thảo, Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ( các Quyết định số 03/2007/QĐ-TTg và số 05/2007/QĐ-TTg cùng ngày 10 tháng 01 năm 2007). Tinh thần và nội dung dự án Luật và các văn bản quy phạm pháp luật này tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3/ Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của Chính phủ, các ngành còn để kéo dài những hạn chế, bất cập, yếu kém, chậm được khắc phục:

lúng túng tron chỉ đạo, phối hợp soạn thảo; chất lượng thể chế còn thấp; văn bản được ban hành không đảm bảo yêu cầu đồng bộ, thống nhất, nhiều nội dung bất hợp lý, không rõ ràng, gây cản trở, vướng mắc cho công tác quản lý, diều hành, khó triển khai thực hiện, không khả thi, nhất là trong các lĩnh vực quản lý cư trú, đất đai quy hoạch và kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới và phát triển doanh nghiệp… thực trạng này đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ngành phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế.

2.2.2. Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương..

1/ Đối với nội dung công việc: “Bộ tư pháp chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành trong tháng 6 năm 2007 việc Rà soát các nội dung cam kết sẽ được thực hiện ngay và áp dụng trực tiếp để Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành Nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thực hiện; Rà soát các nội dung cam kết thực hiện theo lộ trình đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, đề xuất chương trình sửa đổi bổ sung luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, UBTVQH phê chuẩn”.

Thực hiện công việc này, Bộ Tư pháp đã chủ trì thành lập một Tổ rà soát liên ngành gồm thành viên từ các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và đã tiến hành rá soát. Hiện nay, Tổ rà soát liên ngành đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục hoàn thiện kết quả rà soát để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2/ Đối với nội dung công việc: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2007 việc Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ KH&ĐT đã cụ thể hóa trong CTHĐ của mình bằng việc đặt ra nhiệm vụ: “ Rà soát chính sách, pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để đề xuất giải pháp áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới để thay thế các trợ cấp phải bỏ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam”.

3/ Đối với nội dung công việc: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành thực hiện trong năm 2007: Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về rà xét tổng thể các yếu tố đang cản trở sự hình thành đồng bộ các yếu tố của cơ chế thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước còn độc quyền hoặc chi phối thị trường; các lĩnh vực, các đối tượng đang có sự hỗ trợ mang tính phân biệt đối xử”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ KH&ĐT đã cụ thể hóa bằng một loạt các nhiệm vụ trong dự thảo CTHĐ của mình gồm: “Rà soát chính sách, pháp luật hiện hành để đánh giá mức độ tương thích với cam kết gia nhập WTO liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh”, “Xây dựng Đề án điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện cam kết về việc bảo đảm để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo tiêu chí thị trường và Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”, “ Rà soát các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước còn giữ độc quyền hoặc chiếm tỷ trọng lớn, các lĩnh vực và các đối tượng đang được hưởng sự hỗ trợ mang tính phân biệt đối xử để xây dựng lộ trình loại bỏ, góp phần giảm thiểu tính phi thị trường của nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w