Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 28 - 30)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO

Đây là nhóm nội dung công việc được triển khai tiến hành ngay trong những ngày đẩu Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện thường xuyên, liên tục ở các Bộ, ngành, địa phương.

2.1.1. Kết quả chung.

1/ Hình thức phổ biến nhất được tiến hành trên thực tế là biên tập và xuất bản các ấn phẩm ( bao gồm cả các chương trình phát thanh và truyền hình)

giới thiệu về WTO, về các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, về những cơ hội, thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO…dưới

là những đơn vị triển khai mạnh mẽ và tích cực nhất. Ước tính có tới hành trăm ấn phẩm và chương trình phát thanh, truyển hình đề cập tới những vấn đề này đã được xuất bản và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007. Công tác tuyên truyền và phổ biến việc triển khai thực hiện các cam kết của WTO đã được UBQG - HTKTQT, các Bộ, ngành, các ban của Đảng biên soạn thành tài liệu và phổ biến đến tận chính quyền cơ sở, các hiệp hội và doanh nghiệp biết để tận dụng cơ hội và vươn lên vượt qua thách thức khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO của mình.

2/ Ở các địa phương, bên cạnh những hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua việc sử dụng các ấn phẩm nêu trên, thì nhu cầu về việc tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến trực tiếp là một xu hướng nổi lên khá rõ. Mặc dù, trong

thực tế nguồn cán bộ có hiểu biết và kỹ năng để cung cấp nguồn giảng viên phục vụ cho công tác này đang trong tình trạng thiếu hụt. Hiện tại, nguồn giảng viên này mới chỉ tập trung ở một số ít cán bộ thuộc các Bộ ngành trước đây đã qua quá trình tham gia trực tiếp vào công tác đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

2.1.2. Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

1/ Đối với nội dung công việc: “Đưa nội dung WTO vào chương trình giảng dạy tại các trường Đảng, trường hành chính, trường đại học và cao đẳng”. Do công việc này cần có thời gian để xây dựng chương trình giảng

dạy nên vẫn đang trong quá trình triển khai, chưa đưa vào áp dụng, đặc biệt là ở các trường đại học, cao đẳng.

2/ Đối với nội dung công việc: “ Tổ chức tập huấn cho các cơ quan quản lý hoạt động đẩu tư, cơ quan cấp giấy phép để thực hiện theo đúng cam kết”.

Nhìn chung đã được các Bộ liên quan triển khai thực hiện và không phát sinh vấn đề gì lớn.

Tóm lại, công tác tuyên truyền và phổ biến về WTO của Việt Nam trong thời gian qua được thực hiện khá nghiêm túc và tích cực tại các Bộ, ngành và địa phương. Mặc dù, hiệu quả của công tác này vẫn còn là vấn đề đáng lưu ý

nhưng rõ ràng những kết quả bước đầu đã cho tháy chuyển biến tích cực trong cả 3 khu vực: các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w