Thời gian vừa qua,Việt Nam đã được chứng kiến một đợt khó khăn nhất kể từ khi thành lập của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tâm trạng "u buồn" tràn ngập các công ty chứng khoán, trái ngược hẳn với hình ảnh háo hức hồi cuối năm 2006, đầu 2007, khi các sàn giao dịch chật ních các nhà đầu tư, mắt dán chặt vào các màn hình lớn được biểu thị bằng "gam màu xanh tím" đến khó tin.Tính riêng quý I/2008, chỉ số Vn-Index đã giảm tới 44%.
Diễn biến VNIndex - Quý I năm 2008
Biểu đồ chỉ số VN-INDEX từ 16/4/2008 đến 25/4/2008:
Nhìn lại giai đoạn "hoàng kim" của thị trường CK Việt Nam –những tháng đầu năm 2007, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã cảnh báo cần hạ nhiệt thị trường. Và Cơ quan quản lý đã hành động: chỉ thị cho ngân hàng dừng cho vay đối với các cá nhân, các công ty vay vốn để đầu cơ vào cổ phiếu. Động thái này đã làm cho "bong bóng” thị trường "xì hơi" đôi chút.Thế nhưng, vào
đầu 2008, biện pháp này thậm chí đã phải gỡ bỏ một phần để cứu thị trường.Oái oăm thay, thị trường chứng khoán lúc này lại còn chịu sức ép của những lo ngại về tình trạng lạm phát trong nước và sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, vốn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.Để kiềm chế cơn bão lạm phát – gần 20% trong tháng 03/2008 so với cùng kỳ năm ngoái – Chính phủ đã áp dụng lại các biện pháp kiểm soát tín dụng.Tất nhiên, bởi vậy thị trường chứng khoán... đang khó lại càng khó hơn.
Từ cuối tháng 03/2008, khi đà xuống dốc liên tục gia tăng, những ngân hàng trước đây đã cho nhà đầu tư vay vốn cầm cố chứng khoán nhận ra mình đang giữ những cổ phiếu thế chấp rủi ro cao, cần giải chấp.Thị trường lại thêm một bước khó hơn. Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), một công ty nắm giữ phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá đã vào cuộc, tham gia "ngăn lũ" bằng việc mua vào cổ phiếu để hỗ trợ thị trường.Nhưng thị trường vẫn chưa hết khó khăn.
Ngày 27/03/2008, một biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện: xiết lại biên độ dao động giá, cụ thể là ±1% (thay vì ±5% tại HOSTC) và ±2% (thay vì ±10% tại HaSTC) trong ngày giao dịch.Các ngân hàng cũng được yêu cầu ngưng không giải chấp các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.Suốt 8 phiên liên tiếp, hầu như cả 2 sàn giao dịch tại hai đầu đất nước đều tăng kịch trần với dư bán gần như trắng trơn.
Ngày 03/04/2008, Chính phủ lại có thông báo nới rộng biên độ giao dịch ra thành ±2% và ±3% tương ứng với HoSTC và HaSTC kể từ ngày 07/04/2008. Thị trường vẫn giữ đà lên trong phiên đầu tiên nới biên độ, nhưng sau đó lại bắt đầu tình trạng "rơi tự do" kể từ đó đến nay.
Từng trải nghiệm với nhiều thăng trầm trong đầu tư chứng khoán, dường như các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn kiên định. Cơ quan quản lý thị trường, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước, cho biết rằng các nhà đầu tư
nước ngoài là những người mua nhiều hơn bán trong giai đoạn từ đầu năm đến nay. Tổng giá trị mua vào của khối các nhà đầu tư ngoại đã vượt mức 1.000 tỷ đồng, một dấu hiệu lạc quan hiếm thấy.
Như vậy, có thể thấy được thị trường cổ phiếu có sức hút lớn mạnh thế nào đối với các nhà đầu tư,nhất là những nhà đầu tư lâu năm-những người đã kề vai sát cánh với TTCK Việt Nam trong những “cơn lũ” vừa qua.