Giải pháp đối với từng đối đượng đầu tư:

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 79)

Diễn biến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây:

Kết thúc tuần từ ngày 7 đến 11/4/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã dành gần 1.000 tỷ đồng để mua chứng khoán, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Cũng trong tuần này, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào hơn 15 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương hơn 988 tỷ đồng trong khi ở quý I, họ chỉ đầu tư nhiều nhất là 720 tỷ đồng trong tuần từ 10-14/3.

Theo ông Phạm Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, việc các nhà đầu tư nước ngoài gom chứng khoán ở thời điểm này cho thấy hai yếu tố: Một là mức giá các cổ phiếu hiện nay là hợp lý; hai là nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng vào những chính sách nhằm hỗ trợ thị trường của chính phủ.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng kỳ vọng rằng tình hình lạm phát sẽ đỡ căng thẳng hơn vào quý II, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ còn phu thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới, nhất là Mỹ.

Có thể nói, động thái mua vào của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn tất yếu và không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài liên kết với nhau để lũng đoạn thị trường bởi các quỹ của nhà đầu tư nước ngoài hoạt động riêng lẻ, không ai biết chiến lược mua bán của nhau.

Đánh giá:

Cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã nắm giữ bình quân khoảng 25% - 30% vốn điều lệ tại các công ty niêm yết, trong đó nhiều đơn vị đã hết room 49% (với ngân hàng là 30%).

Hiện có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch nhà nhà đầu tư nước ngoài(5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức) và hiện có khoảng 260 quỹ nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của nhà nhà đầu tư nước ngoài.Nhìn vào những con số khổng lồ trên có thể thấy TTCK Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài,và ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ vai trò dẫn dắt TTCK Việt Nam,chiếm một vị trí lớn và quan trọng trong TTCK Việt Nam.Hơn nữa việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến rất nhiều thuận lợi cho TTCK còn non trẻ như của Việt Nam.Với kinh nghiệm đầu tư lâu năm và hệ thống thông tin,đánh giá,dự báo cũng như cơ sở vật chất hạ tầng mà các nhà đầu tư dành cho thị trường sẽ góp phần nâng cao hoạt động và hiệu quả của TTCK Việt Nam. Trên thực tế, đích nhắm tới của những nhà đầu tư này là các đợt IPO của các công ty "đại gia" vừa có vốn lớn, có thương hiệu mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trong khi các đợt IPO lại giãn tiến độ, nên với lượng vốn lớn và các nhà đầu tư khi nhận ra tiềm lực vốn hạn hẹp của các nhà đầu tư trong

nước, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn của mình. Một cuộc ép giá từ nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra trên thị trường: họ tăng mua thì thị trường tăng giá trị giao dịch và giá chứng khoán tăng, hoặc ngược lại, họ giảm mua thì thị trường giảm giá trị giao dịch và chỉ số giá chứng khoán sẽ xuống! Nhà đầu tư nước ngoài gần như đã trở thành người điều khiển giá trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Tuy nhiên, so với mặt bằng TTCK Đông Nam Á thì con số đó chưa

đáng kể,bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:Một trong những lý do TTCK

Việt Nam chưa thực sự có sức hút đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đó chính là quy mô thị trường còn quá nhỏ bé và họ trông đợi rất nhiều vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam như là một trong những nhân tố chính góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường, trước hết là về nguồn cung và quan trọng hơn là tính hấp dẫn của những doanh nghiệp này sẽ thu hút một lượng tiền đáng kể đổ vào TTCK.Hai tác động đó cần tồn tại song song thì thị trường mới có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các đợt IPO mới chỉ đạt được tác động thứ nhất (nguồncung) mà chưa tạo được tác động thứ hai (tính hấp dẫn) và nó phản tác dụng, tạo nên sự mất cân bằng giữa cung - cầu.

Hơn thế nữa, việc định giá và đưa giá cao đã ảnh hưởng đến tính hấp dẫn tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển bền vững.Các đợt IPO đã đưa lại cho Nhà nước những khoản tiền khổng lồ song cũng mang lại tác động giảm cầu khi mà dường như những khoản tiền khổng lồ này chưa được đưa trở lại nền kinh tế một cách hiệu quả, nhanh chóng (đơn cử như việc đưa giá IPO vủa Vietcombank với mức giá chào bán là 100.000VND trong khi các nhà đầu tư nươc ngoài chỉ định giá 60000 VND ; hay gần đây là hai đợt IPO của Sabeco và Habeco, hai doanh nghiếp sản xuất rượu hàng đầu Việt

Nam.Sabeco chỉ chào bán được 61% cổ phiếu trong đợt IPO ngày 28/1 với giá trung bình 70.003 đồng/cổ phiếu. Cùng cảnh ngộ là Habeco, cũng chỉ chào bán được 12,6% cổ phần trong đợt IPO ngày 27/3 với giá trung bình 50.015 đồng/cổ phiếu. Cả hai mức giá trên đều chỉ cao hơn mức giá tối thiểu một chút) .Hệ thống công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư luôn sẵn sàng hỗ trợ Nhà nước để tái đầu tư các nguồn vốn đầy tiềm năng đó trở lại nền kinh tế và thị trường tài chính để góp phần đảm bảo sức cầu tăng bền vững.

Các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn là các tổ chức,các quỹ với lượng tiền lớn khi đầu tư vào TTCK Viêt Nam cũng rất lo ngại đến thực trạng tham nhũng ở nước ta.Liệu khi họ đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp có đảm bảo đồng tiền của họ sẽ được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả?Những con số sau không phải là không đáng lo ngại đối với việc thu thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế:

“Năm 2007, thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế hơn 114 tỷ đồng, 541.754m2 đất và 1 căn nhà. Kiến nghị thu hồi gần 83 tỷ đồng, 85.754m2 đất và 1 căn nhà. Kiến nghị xử lý kỷ luật 117 người, xử lý hành chính 40 tổ chức và 75 cá nhân, chuyển sang cơ quan điều tra 11 vụ việc. Qua thanh tra 8 dự án, công trình, đã thu hồi về cho ngân sách hơn 560 triệu đồng. Công an TP đã điều tra 16 vụ án, với 24 bị can về các tội tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”

Giải pháp:

Về ngắn hạn, thứ nhất, để giải quyết tình trạng khan hiếm tiền đồng, khi nhà đầu tư nước ngoài tham dự đấu giá thành công các đợt IPO thì khoản tiền cổ phần Nhà nước thu được sẽ được thanh toán bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, cho phép các công ty cổ phần kể cả khối ngân hàng cổ phần khi tăng vốn điều

lệ và có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông nước ngoài hiện hữu thì được phép thu về bằng ngoại tệ mạnh, tức là cho phép doanh nghiệp có quyền lựa chọn tiền thanh toán là VND và USD. Bởi trên thực tế hiện nay, nếu cho phép doanh nghiệp thu tiền bán cổ phần bằng USD thì doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu mà không phải đi mua USD”.

Thứ hai, cần điều chỉnh mở Room cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể không nên khống chế room đối với các nhà đầu tư nước ngoài thống nhất một mức 49% như hiện nay, thay vào đó là phân chia cụ thể từng ngành nghề, lĩnh vực để áp dụng các mức khác nhau với tỷ lệ hợp lý, có thể vượt mức trần 49%. Có như vậy mới khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực cần thu hút. Tuy nhiên ,phải cân nhắc đến việc phát triển sự lớn mạnh và trưởng thành của các nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, với tỷ lệ sở hữu được phép tối đa 49% và thực tế bình quân khoảng 30% trên thị trường Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, các nhà đầu tư ngoại đã giành phần thắng trên “sân khách” khi họ khá thoải mái biểu diễn kỹ thuật “ lướt sóng” trên “sân bạn”.Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của TTCK nói chung và quyền lợi của các nhà đầu tư trong nước nói riêng.

Về dài hạn, cần có các giải pháp ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư chứng khoán nói chung, có thể tiếp tục khuyến khích thêm một số ngành nghề trọng điểm cần phát triển ưu đãi thuế; có thể nghiên cứu chuyển việc cấp tín dụng mua chứng khoán cho các công ty chứng khoán (trên thực tế các công ty chứng khoán đã thực hiện các nghiệp vụ tương tự như repo, hỗ trợ đấu giá, …); cần nghiên cứu và sớm áp dụng những giải pháp mới cũng như điều chỉnh luật cho phép sử dụng các loại lệnh mới trên thị trường cũng như hàng hóa phát sinh mới sẽ cho phép các nhà đầu tư có thể tham gia dễ dàng và đầy

đủ hơn vào thị trường.Bên cạnh đó, cần sớm phát hiện và xử lý những dấu hiệu tham nhũng,tăng cường thanh tra,kiểm tra tài sản cán bộ có kiểm chứng,nâng cao ý thức trách nhiệm chống tham nhũng của người dân trong công cuộc lâu dài và khó khăn này

3.2.2.2.2.Nhà đầu tư trong nước:

Khác với nhà đầu tư nước ngoài,các nhà đầu tư trong nước thường đầu tư với mục đích đầu cơ là chính. Hơn nữa xét trên mặt bằng chung, các nhà đầu tư trong nước không có đủ kinh nghiệm,chuyên môn như các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy,thời gian qua đã xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư của ta theo dõi và mua theo các hoat động của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân cả trong và ngoài nước lại chính là tiềm năng đông đảo nhất dành cho thị trường chứng khoán. Vì vậy,công việc thiết thực nhất để có thể tăng số lượng đầu tư cá nhân là tạo mọi điều kiện cho dân cư thu nhập nhất được mua chứng khoán và phổ cập kiến thức cho tất cả người dân.

1.Tạo điều kiện cho dân cư thu nhập thấp được mua chứng khoán

Các tổng công ty có tài sản lớn được coi như các doanh nghiệp của công chúng khi các công ty này tiến hành cổ phần hóa. Vì vậy trong giai đoạn cổ phần hóa,cổ phiếu của các tổng công ty này cần được phân phối một cách rộng rãi-tức là thực hiện chương trình cổ phiếu Nhân Dân. Qua đó cổ phần do Nhà Nước nắm giữ của các doanh nghiệp Nhà Nước được bán ra công chúng. Chương trình sẽ trở thành một biện pháp cổ phần hóa khuyến khích được công chúng có thu nhập thấp và trung bình mua cổ phiếu thông qua việc bán với giá ưu đãi hoặc cho vay tiền để mua cổ phiếu kết hợp với các nghĩa vụ của người mua như sẽ phải nắm giữ trong một thời gian nhất định trước khi chuyển đổi lần đầu.

2.Thực hiện chương trình bán cổ phần cho người lao động

Đây là biện pháp giúp đỡ các tầng lớp lao động có thu nhập thấp và trung bình có đủ điều kiện mua cổ phiếu tại chính doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Chương trình này có thể tạo điều kiện cho người lao động trở thành chủ doanh nghiệp của mình để họ gắn bó hơn với doanh nghiệp,đồng thời cũng giúp Công ty thu được một lượng vốn nhất định trước khi chào bán ra công chúng.

Trước đây,trong khỏan 2 điều 27 NĐ64 Quy định :”người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hóa được mua chịu cổ phần theo giá ưu đãi,được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi suất”,nhưng hiện nay NĐ187 thay thế lại không có điều khỏan này trong khi đây được đánh giá là công cụ hữu ích hỗ trợ cho người lao động thấp của công ty. Bên cạnh ưu đãi 40% giá đối với người lao động trong doanh nghiệp,Nhà Nước nên có các quy định cho lao động nghèo vay tiền mua cổ phần không phải chịu lãi suất trong một số năm nhất định. Bên cạnh đó,doanh nghiệp phải tổ chức các buổi nói chuyện nhằm tăng cường sự ngắn bó giữa hai bên và cho họ nhận thức được ý nghĩa cũng như sự ưu đãi khi họ nắm giữ cổ phần của Công ty.

Song song với việc bán cổ phần cho người lao động với giá ưu đãi,các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng chương trình áp phát hành quyền chọn mua cổ phần cho các nhân viên. Quyền chọn mua cổ phần là hơp đồng trong đó người giữ quyền chọn mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ phải mua cổ phần với một mức giá cụ thể(giá thực hiện)hoặc trước một nào đó được xác định(ngày hết hạn hiệu lực) là ngày mà quyền chọn mua không còn hiệu lực hoặc tồn tại. Quyền chọn mua này tương đối giống với các hợp đồng quyền chọn khác,chỉ khác ở đây là đối tượng được chọn mua cổ phần là các nhân

viên trong công ty,đặc biệt là các nhân nhân viên có năng lực trong việc nắm quyền sở công ty

+ Giữ chân các nhân viên có năng lực + Thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên

+ Gắn lợi ích của nhân viên vơi lợi ích của công ty,qua đó tối đa hóa gía viên có đủ tiêu chuẩn về năng lực và khả năng phấn đấu. Chương trình này được đặt ra bởi những mục tiêu sau :

+ Thu hút các trị cổ phần, Hiện nay trên thế giới,việc áp dụng chương trình quyền chọn mua cổ phần này ngày càng phổ biến,đặc biệt là tại Mỹ và thực tế cho thấy các công ty áp dụng chương trình này đạt được kết quả kinh doanh cao hơn các công ty không áp dụng,cả về tấc độ doanh thu,tỷ suất thu nhập trên tài sản(RUA)..v.v

Công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức chứng khoán

Đây là công việc của nhiều bộ,nghành liên quan,mang tính chất lâu dài để tạo nên sự chuyển biến về mặt nhận thức cũng như thói quen,phương thức đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.

Nam. Nhất là Như trên chuyên đề đã trình bày,hiện nay có rất nhiều các chương trình,các hoạt động nhằm đưa kiến thức chứng khoán vào cuộc sống hàng ngày của người dân. Theo chuyên đề,cần thu hút hơn nữa sự ủng hộ của các nhà tài trợ trong công cuộc này. Một ý tưởng có thể đưa tới người dân những kiến thức chứng khoán một cách sinh động nhất đó là làm phim về chứng khoán. Từ lâu,phim ảnh đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt khi đời sống dân cư đang không ngừng phát triển,những bộ phim cần gắn với hơi thở của cuộc sống hiệnđại. Đây cũng không phải là

một ý tưởng quá xa lạ,bởi các hãng phim Trung Quốc và Hông Kông cũng đã phát nhiều bộ phim về chứng khoán trên đài truyền hình Việt Nam.

Tóm lại,để thực hiện “đại chúng hóa” chứng khoán một cách triệt để và toàn diện, rất cần sự nhiệt tình và góp sức của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và Bộ Tài Chính cũng như sự tham gia ủng hộ của các đơn vị tài trợ khác.

Kết luận

Trong xu thế chung của thị trường chứng khoán toàn cầu,để thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào ổn định, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa thì việc đề ra các chính sách kích cầu là hết sức quan trọng và cấp bách.Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp, em đã hoàn thành các mục tiêu sau trong chuyên đề:

Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý luận chung về cầu và chính sách kích cầu.

Thứ hai, tổng hợp, đánh giá tình hình thực trạng về chính sách kích cầu trên TTCK, từ đó phân tích các hạn chế và nguyên nhân đối với TTCK Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra các chiến lược của Nhà nước và các giải pháp đề xuất nhằm kích cầu cho TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w