Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61 - 65)

3.2.2.1.1.Những giải pháp về mặt chính sách:

Nhà nước cần có các chính sách “mở” hơn nữa, ưu tiên, động viên tối đa cho thị trường vốn mới mẻ này. TTCK VN hiện nay còn rất nhỏ bé,chưa ổn định, cần phải có chế độ nuôi dưỡng. Việc miễn thuế thu nhập vào lúc này không có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu cho ngân sách, vậy tại sao không miễn thuế cho cả các pháp nhân kinh doanh chứng khoán để khuyến khích đầu tư?

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh

nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như:

- Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.

- Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.

- Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.

Những tháng đầu năm vừa qua,một trong những nguyên nhân khiến TTCK ảm đạm đó là nhiều công ty nhà nước ồ ạt bán bớt cổ phần nắm giữ trong thời gian qua; xu hướng lập ngân hàng mới, thị trường bất động sản đã “hút” một lượng vốn đáng kể từ thị trường chứng khoán. Khả năng chuyển đổi nguồn ngoại tệ từ các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế, cộng với tâm lý tiêu

cực của một bộ phận nhà đầu tư cũng là những lý do khiến thị trường đi xuống trong gian gần đây.

Do đó,đối với những doanh nghiệp đã được cấp phép, cố gắng giãn IPO trong thời gian giấy phép còn hiệu lực, nếu vượt quá thời gian này vẫn có thể xem xét hủy giấy phép. Đến thời điểm thích hợp, Ủy ban sẽ cấp phép IPO lại cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ đã được cấp phép trước đó.

Đi liền với điều tiết cung, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng cần triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh cầu trên thị trường. Theo đó, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp vốn hình thành các quỹ đầu tư; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng nguồn vốn không phải do ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Phối hợp tốt hơn các chính sách tài chính, để kích cầu thị trường linh hoạt, chuyển sang các phương thức mới kiểm soát vốn tín dụng vào thị trường chứng khoán có hiệu quả hơn

TTCK rơi vào ế ẩm một phần cũng do Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc cho vay tín dụng đầu tư chứng khoán. Theo Chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán với số vốn bằng 3% tổng dư nợ tín dụng.

Động thái này lúc đầu nhằm hai mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng, kìm hãm đà tăng nóng của TTCK và góp phần giảm nhẹ lạm phát. Sau 7 tháng thực thi, đến nay mục tiêu thứ nhất đã thành công mỹ mãn, TTCK chẳng những không nóng mà còn bị tuột dốc thảm hại; còn mục tiêu thứ hai thì... phản tác dụng.

Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), việc siết chặt cho vay đầu tư chứng khoán

buộc các NHTM chuyển sang cho vay tiêu dùng (mua hàng hóa), làm cho giá cả leo thang, lạm phát càng tăng cao hơn. Vì vậy, nên cần thiết sửa đổi nhanh nội dung Chỉ thị số 03. Nếu điều đó được thực hiện đầu năm 2008 thì có nghĩa là nhà đầu tư sẽ sớm được bơm thêm vốn để kích cầu việc mua cổ phiếu.

Như vậy,các ngân hàng nhà nước cần xem xét để có một cơ chế về cho vay chứng khoán thông qua hệ thống kiểm soát rủi ro của chính các NHTM. Nghĩa là đối với các NHTM khác nhau sẽ có kiểm soát ở tỷ lệ khác nhau và đưa ra yêu cầu về mức trích lập dự phòng rủi ro. Có thể NH cho vay đầu tư chứng khoán cao nhưng phải có trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc cao. Như vậy cơ chế kiểm soát cho vay đầu tư chứng khoán sẽ linh hoạt hơn và không áp dụng chung một tỷ lệ cho tất cả các NH mà vận dụng cho từng NH có các chỉ tiêu tốt, xấu khác nhau. Có NH có thể cho vay 5%, 7% hoặc rất nhiều nhưng phải có một mức ký quỹ nào đó cho các rủi ro.

Trên thị trường vàng (trong nước) mấy năm gần đây, nhiều NHTM đã áp dụng phương thức mua – bán options (quyền lựa chọn). Theo đó, khách hàng có thể chỉ ký quỹ 5% - 10%... trên tổng giá trị đầu tư là mua được số vàng theo ý muốn. Việc mua-bán này chỉ diễn ra trên giấy (vì ngân hàng vẫn quản lý toàn bộ số vàng khách hàng mua).

Khi giá vàng giảm quá giới hạn an toàn thì nhà đầu tư phải bổ sung thêm vốn cho cân bằng với giá trị tài sản theo giá mới, nếu không NHTM được quyền bán toàn bộ số vàng đó để thanh lý hợp đồng. Động thái này vừa giúp NHTM giữ an toàn vốn, vừa giúp nhà đầu tư cắt giảm lỗ.

Vì vậy, nên chăng Nhà nước cũng cho các công ty chứng khoán thực hiện mua - bán cổ phiếu theo dạng options . Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần có 20% - 50% vốn trong tài khoản, còn lại các công ty chứng khoán cho vay để

mua cổ phiếu. Trong thời hạn từ khi mua đến khi tiền bán cổ phiếu về đến tài khoản, nhà đầu tư phải chịu tiền lãi vốn vay ?Khi giá giảm mạnh, có nguy cơ mất an toàn (vượt giá trị ký quỹ + tiền lãi), công ty chứng khoán được phép bán ngay số cổ phiếu này để thu hồi vốn và giảm lỗ cho nhà đầu tư. Để thực hiện được việc này, các công ty chứng khoán phải có nhiều vốn từ nguồn tự có và nguồn vay tín dụng-đòng nghĩa với việc lien kết chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại.(Tại nhiều nước, phương thức mua – bán này đã được áp dụng từ lâu. Nó là một sản phẩm phái sinh của TTCK, có mục đích vừa tăng kích cầu, lại không tung tiền mặt ra thị trường góp phần hạn chế lạm phát).

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng nghiên cứu mở rộng tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ. Nhà nước chỉ nên khống chế những ngành, nghề cần thiết. Rà soát, xóa bỏ các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đầutưvàoTTCKVN.

Và trên hết, cần có sự chỉ đạo thống nhất các kênh huy động vốn trong nền kinh tế (ngân hàng, kho bạc, TTCK), để các kênh này hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Ngân hàng, kho bạc cần có mức lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho TTCK phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61 - 65)