Thực trạng hoạt động đầutư chứng khoán

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 34)

Việc mua bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, tuy TTCK nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-7-2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4- 2007, đạt

24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP.

Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự tính, quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng… Hoạt động đầu tư theo đó cũng trên đà phát triển.

* Nhìn chung thời gian qua hoạt động đầu tư CK trên thị trường có những điểm nổi bật sau:

-Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân). Theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thì ước tính vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên đến 4 tỉ USD và còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Các nhà đầu tư nước ngoài (hiện có khoảng 1.700) chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu đã niêm yết (khoảng 68% cổ phiếu và 32% trái phiếu), trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nắm giữ tới 1tỉ USD.

- Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời. Tình hình sôi động của TTCK thời gian qua phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là: Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng.

Vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh vấn đề cần phải quan tâm,đó là việc các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước hoặc tác động đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao.

-Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22 - 11 - 2006 của Chính phủ “Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Để thực hiện được việc này, các ngân hàng thương mại phải tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”.

-Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng:

- Các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán Những đối tượng khác (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân hàng) lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các công ty chứng khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.

Thống kê tại TTGDCK Hồ Chí Minh

Năm Số TK DN niêm yết KLGD (triệu

CP) GTGD (tỷ đồng) 2000 2 3,641 90,215 2001 11 19,028 964,020 2002 20 35,715 959,330 2003 16.000 22 28,074 502,022 2004 21.200 23 72,894 1.971,969 2005 31.000 71 94,846 2.784,291 2006 65.000 107 538,536 35.472,342 6T2007 ~300.000 109 789,482 95.852,455 Thống kê TTGDCK Hà Nội Năm KLGD (triệu CP) GTGD CP (tỷ đồng) Vốn hóa (tỷ đồng) 6T cuối năm 2005 20,750 268,594 1.927,407 2006 98,561 4.039,711 73.189,336 6T2007 266,794

Bên cạnh đó, còn tồn tại những khó khăn mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt,đó là:

-Tính minh bạch trên TTCK còn thấp,thông tin chưa chính xác

Ví dụ, thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/2007. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và thị trường.

-Trình độ quản trị công ty của phần lớn các công ty niêm yết còn hạn chế.

-Thị trường dễ bị chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý do quy mô thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức vẫn còn hạn chế.

-Chưa có các tổ chức chuyên nghiệp chẳng hạn như tổ chức tạo lập thị trường (market maker).

Bên cạnh những thách thức chung, các nhà đầu tư cá nhân còn phải đối mặt thêm với những thách thức sau đây:

-Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế.

-Thiếu năng lực, thời gian để bao quát, theo dõi một số lượng lớn công ty. -Kỹ năng đánh giá, phân tích không chuyên nghiệp.

-Với lượng vốn khiêm tốn, nhà đầu tư cá nhân không có điều kiện đa dạng hóa đầu tư mà thường có xu hướng tập trung vào một số cổ phiếu mà họ quen thuộc,do vậy làm tăng rủi ro đầu tư khi những cổ phiếu này hoạt động không như mong muốn.

-Từ những thách thức trên, các quỹ đầu tư không ngừng ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân cũng như góp phần làm tăng tính ổn định cho TTCK.

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 34)