Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 47 - 57)

2.3.2.1.Hạn chế:

Cho tới thời điểm hiện nay, TTCK niêm yết có quy mô chỉ bằng khoảng 10% so với thị trường chưa niêm yết, trong khi thị trường cho cổ phiếu chưa

niêm yết chưa được quản lý, vẫn đang hoạt động theo kiểu tự phát, nên tính bền vững chung của TTCK Việt Nam là không cao;

Quy mô TTCK Việt Nam tuy có sự tăng mạnh trong 1 năm gần đây, nhưng xét về con số tuyệt đối thì còn nhỏ. Tại nhiều TTCK lân cận, tổng giá trị vốn hoá thị trường của họ lớn gấp hàng chục đến hàng trăm lần Việt Nam, như TTCK Hàn Quốc (tổng giá trị vốn hoá 787 tỷ USD); TTCK Hồng Kông (1.465 tỷ USD); TTCK Singapore (335 tỷ USD)… Thực tế này cho thấy, con đường trước mắt của TTCK Việt Nam còn rất dài và đến nay, chúng ta mới đi được chặng đầu tiên.

Số lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK chưa cao nên kém hấp dẫn nhà đầu tư.

Số lượng người đầu tư chứng khoán cũng còn hạn chế. Với khoản 300.000 tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán , sovới số dân 80 triệu người,tính ra bình quân hơn 3.750người dân VN mới có một người tham gia đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, ít vốn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, và các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài còn quá ít, chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số các nhà đầu tư vào thị trường. Nếu tính bình quân thì hiện nay trên thị trường chỉ có khoảng 5% số tài khoản được giao dịch thường xuyên.

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thị trường có tính pháp lý chưa cao, thiếu đồng bộ và vẫn còn nhiều bất cập như chính sách ưu đãi về thuế cho công ty niêm yết, tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài, các vấn đề liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chính sách ngoại hối đối với các nhà đầu tư nước ngoài,các hình thức xử phạt cụ thể đối với các hành vi sai phạm.Không những thế,

nhiều quy định pháp luật không được thực thi kịp thời ,sau khi dự thảo một thời gian dài mới đựocthực hiện.Điều này dẫn đến việc các quy định pháp luật trở lên “lỗi thời” so với thực tế,vì TTCK luôn luôn biến động từng giờ,do đó các điều kiện thị trường cũng thay đổi,không thể ap dụng như cũ các quyết định trước.

Tiến trình cổ phần hoá nhằm thúc đẩy quá trình tạo hàng cho thị trường tiến hành rất chậm, và kém hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các nhà lãnh đạo về vai trò của thị trường còn rất mơ hồ. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán vẫn chưa phát huy được hiệu quả và chưa trở thành động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp lên niêm yết.

Nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán vừa thiếu, vừa yếu nhất là khi số lượng CTCK đang ngày một lớn như hiện nay. Sự giành giật nhân viên có chứng chỉ hành nghề và hiện tượng nhiều công ty chứng khoán mới liên tục đổi “chủ” (Hướng Việt, Quốc Gia, Quốc tế, An Bình, Hà Nội…) đã thể hiện sự mất ổn định về nhân sự chủ chốt tại khối các công ty này.

Chưa hết, công tác đào tạo đã được cởi mở một phần, nhưng độc quyền về tổ chức thi lấy các chứng chỉ CK vẫn tồn tại.

Công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về TTCK vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường. Do vậy, nguồn lực tham gia vào thị trường còn rất hạn chế. Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK cũng chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường.Theo quan sát của chuyên đề, hiện nay các cuộc họp đai hội đồng cổ đông còn mang tính chất hình thức,những cổ đông nhỏ dường như không có quyền ngôn luận,các quyết định đã được thông qua từ trước.

Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đầu tư.

Cụ thể hơn, diễn biến thị trường trong thời gian gần đây khá ảm đạm:

Những ngày vừa qua quả thực là quãng thời gian nặng nề và lo lắng của các nhà đầu tư chứng khoán. Bắt đầu từ phiên đầu tuần ngày 18/2/2008, TTCK Việt Nam đã ngập tràn một màu đỏ rực, chỉ số VN-Index mất tới 33,5 điểm, lùi xa khỏi ngưỡng 800 điểm, xuống còn 782,6 điểm.Kéo theo đó là những phiên sụt giảm liên tiếp ,cộng với những thông tin bất lợi từ trong và ngoài nước đẫ dập tắt niềm hy vọng của các nhà đầu tư từ cuối năm 2007: Đó là thông tin về giá vàng, dầu trên thế giới tăng vọt trở lại ; TTCK Mỹ tiếp tục xấu hơn sẽ ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam. Ngân hàng Hồng Công - Thượng Hải (HSBC) lại đưa ra một bản báo cáo mới nhận định về tình hình và triển vọng của nền kinh tế cũng như TTCK, tài chính của Việt Nam. Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, sự đi xuống của VN-Index thời gian qua hoàn toàn là kết quả của những yếu tố từ thị trường trong nước, đồng thời khuyến cáo các NĐT chưa nên mua vào cổ phiếu khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa có tín hiệu sáng... Mặt khác, lạm phát những tháng đầu năm 2008 tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của TTCK, bởi Chính phủ phải ưu tiên kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng là hàng đầu. Rất nhiều NĐT đã rút vốn từ chứng khoán, đổ sang hai thị trường bất động sản và vàng vốn đang trở thành kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn.Tâm lý các NĐT đang thực sự bị đè nặng bởi các thông tin xấu dồn dập đến với chứng khoán.

Trong tháng 4/2008, tiếp đà giảm từ những phiên tuần 1/4/2004, phiên giao dịch đầu tuần ngày 21/4/2008 VN-Index mất thêm 2,39 điểm, xuống mức 534,92 điểm.Năm phiên liên tiếp sau đó, VN-Index liên tục mất điểm. Không ít phiên hầu hết cổ phiếu trên sàn cứ tiếp tục điệp khúc giảm giá kịch

sàn. TTCK ở trong tình trạng rất ảm đạm và tâm lý của nhiều NĐT vô cùng hoang mang, lo lắng.

Tổng hợp TTCK trong những phiên gần đây:

+ Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4/2008, chỉ số VN-Index đạt mức 515,88 điểm, giảm 2,54 điểm, (tương đương giảm 0,49%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7.326.270 đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt 303,46 tỷ đồng.

Như vậy, tính đến phiên này, VN-Index đã có 5 phiên giảm điểm liên tiếp. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ giảm rất nhẹ.

Tại phiên này, một số nhà đầu tư đã quyết định mua vào để đón đầu một đợt phục hồi mới của thị trường sau nhiều phiên giảm liên tiếp, bởi có khá nhiều thông tin tốt hỗ trợ khiến nhà đầu tư có thể hy vọng vào sự lên điểm của VN-Index như: Giá vàng, dầu giảm khá mạnh; Bộ Tài chính vừa có một cuộc họp quan ngày 24/4 nhằm đưa ra những giai pháp cứu vãn TTCK, chứng khoán thế giới đồng loạt hồi phục mạnh mẽ...

Trong tổng số 154 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn có 53 mã tăng giá, 15 mã đứng giá tham chiếu và 86 mã giảm giá. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường:

( VNM, VIC, ITA,DPM,STB,PPC,HPG,FPT,VPL), có 3 cổ phiếu tăng giá, 6 cổ phiếu giảm giá 1 mã đứng giá. Trong đó có 5 giảm sàn, 3 mã tăng trần.

+ Kết thúc giao dịch ngày 29/4/2008, chỉ số VN-Index đạt mức 522,36 điểm, tăng 2,94 điểm, (tương đương tăng 0,57%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 10.160.430 đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt 442,08 tỷ đồng.

Như vậy, trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục có một phiên tăng điểm nữa dù khó khăn hơn phiên trước.

Trong tổng số 154 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn có 65 mã tăng giá, 18 mã đứng giá tham chiếu và 71 mã giảm giá.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường có 8 cổ phiếu tăng giá trần và chỉ có 2 cổ phiếu giảm giá nhưng lại giảm kịch sàn.

Hiện tượng này cho ta nhớ lại, cách đây đúng một năm, thị trường đang sụt giảm trước kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 đã bật lại sau kỳ nghỉ. Đó chính là lý do hàng loạt nhà đầu tư tập trung "đánh hàng" trước kỳ nghỉ lễ năm nay với hy vọng "lịch sử lặp lại".

Phiên gíao dịch ngày 29/4/2008:

Top 5 mã chứng khoán tăng giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VHC 30,6 2,00 75.020

SHC 25,8 1,98 8.390

NSC 25,8 1,98 30.690

PMS 31,2 1,96 22.330

FPC 31,2 1,96 3.120

Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SSI khi tụt xuống mức 49.000 đồng/cổ phiếu, giảm 1.000 đồng (tương đương -2%) với tổng khối lượng giao dịch là 303.110 cổ phiếu.

Top 5 mã chứng khoán giảm giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng

SSI 49,0 -2,00 303.110

VTC 19,7 -1,99 2.240

TCT 100,0 -1,96 5.500

TTF 45,0 -1,96 24.670

DXP 20,0 -1,96 52.970

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với 1.769.600 cổ phiếu được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức giá sàn là 33.500 đồng/cổ phiếu, giảm 600 đồng (tương đương - 1,76%).

Top 5 mã chứng khoán khớp lệnh nhiều nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng

STB 33,5 -1,76 1.769.600

DPM 53,5 1,90 1.279.060

PRUBF1 7,2 -1,37 431.120

PPC 38,5 1,85 380.420

VSH 34,6 1,76 364.960

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 80 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.899.180 đơn vị. DPM là mã được mua vào nhiều nhất với 758.350 đơn vị.

* Nguyên nhân:

Có thể thấy, TTCK VN còn tồn tại những hạn chế, bất cập cơ bản như trên là do những nguyên nhân cơ bản như sau:

+ Những hạn chế về chính sách, cơ sở hạ tầng:

Các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ, nhiều chính sách, chế độ như tham gia của bên nước ngoài, chính sách thuế đối với công ty niêm yết, chế độ kế toán đối với công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chưa được ban hành đồng bộ; chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn những hạn chế bất cập nhất định.

Các công ty chưa nhận thấy quyền lợi khi niêm yết. Bởi vì họ e ngại khi niêm yết trên TTCK, các công ty cổ phần sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều bên hữu quan, điều đó làm cho công việc làm ăn cũng như việc hình thành và ra quyết định chiến lược của công ty bị ảnh hưởng. Thực ra, những điều đó là bình thường đối với một nền kinh tế thị trường. Ở nơi đó, mọi công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải minh bạch về tài chính, đều chịu sự chi phối, giám sát như nhau dù có hay không niêm yết trên TTCK. Chỉ có vậy, việc cổ phiếu của công ty được giao dịch trên TTCK mới mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Các định chế tài chính tham gia hoạt động trên thị trường phát triển chưa mạnh cả về số lượng lẫn quy mô đầu tư, trang thiết bị còn nghèo nàn so với các nước trong cùng khu vực.Có nhiều phiên giao dịch lệnh đặt mua,bán của khách hàng không được thực hiện mặc dù giá đặt là hợp lý,gây len nhưng tổn thất cá nhân mà nhà đầu tư phải gánh chịu.

Các công ty chứng khoán vốn đã ít, lại chỉ tập trung tại những thành phố lớn nên chưa làm tốt vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư tiềm năng và hàng hóa chứng khoán.

+Bên cạnh những nguyên nhân vế chính sách và cơ sở hạ tầng, giải thích cho sự sụt giảm mạnh của thị trường trong thời gian qua phải kể đến những nguyên nhân chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Khủng hoảng tín dụng tại Mỹ: Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố tại Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp tới Việt Nam. Thứ nhất, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ giảm xuống đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Thứ hai, nó làm tăng rủi ro ở mức toàn cầu bằng cách đẩy thị trường chứng khoán Châu Á đi xuống.

2.Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài giảm: Nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước rất để ý tới động thái của nhà đầu tư ngoại như một định hướng mua cổ phiếu. Trong hai tháng đầu năm 2007, khi VN-Index leo lên đỉnh, trung bình giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài mỗi tháng đạt 236 triệu USD. Nhưng kể từ tháng 3 năm 2007 tới tháng 3 năm 2008, giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 88 triệu USD/tháng.Tháng 3/2008, giá trị giao dịch của khối ngoại chỉ ở mức 13,4 triệu cổ phiếu.Điều này khiến nhà đầu tư trong nước ngừng mua cổ phiếu và ồ ạt bán ra, khiến VN-Index mất điểm nghiêm trọng.

3.Nhà đầu tư không mặn mà với những đợt IPO lớn: Như chuyên đề đã trình bày,nguyên nhân là do giá chào bán quá cao

4.Thắt chặt tiền tệ: Do lạm phát tăng cao, chạm ngưỡng 14,1% vào tháng 1 năm nay, Chính phủ đã đưa ra một số chính sách kinh tế vĩ mô để giảm lạm phát như: Yêu cầu các ngân hàng mua vào 20,3 nghìn tỷ tín phiếu

nhà nước bắt buộc, tăng tỷ lệ dự trữ lên 1%, và nâng lãi suất.Tất cả những điều đó đã rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng, giảm dự trữ cho vay đầu tư chứng khoán.

Chương 3:Giải pháp kích cầu cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 47 - 57)