Những giải pháp về phổ cập giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 68)

Chính phủ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá phát hành trái phiếu, vận động nông dân tham gia hợp tác xã...Thời gian từ những tháng cuối năm 2007,Chính phủ cũng đã không ngừng tuyên truyền,đưa chứng khoán vào đời sống của người dân.

Tuy nhiên,hiện nay, hiểu biết về chứng khoán của nhiều người còn rất mơ hồ. Trong tiềm thức của nhiều người, chơi chứng khoán được quan niệm là đánh bạc, là “nhảy lầu”, là thất bại. Ngay nhiều nhà lãnh đạo cũng cho rằng việc “đầu cơ”, “tư thương” là không mấy tốt đẹp.Đặc biệt trong thời điểm TTCK đang có những phiên sụt giảm như thời gian qua, UBCK cần có những biện pháp trấn an và giữ lại các nhà đầu tư. Đồng thời, đưa giáo dục tri thức về chứng khoán vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Phổ biến kiến thức về chứng khoán một cách thường

xuyên trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, thông tin đại chúng.Tuy nhiên,hiện nay, hiểu biết về chứng khoán của nhiều người còn rất mơ hồ.

Mở nhiều lớp đào tạo miễn phí cho người dân, trực tiếp giúp cho các cán bộ, công nhân viên của các công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước có kiến thức về lĩnh vực này. Tăng cường hội thảo, giao lưu giữa các chủ thể trên TTCK.

Làm tốt các công tác trên thì người dân sẽ không còn tâm lý “sợ” chứng khoán nữa, mà thấy đầu tư vào chứng khoán cũng bình thường như mọi hoạt động kinh doanh khác. Lúc này, TTCK sẽ không còn là “sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường”, mà thực sự trở thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

Về phía cơ quan quản lý: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân và do dân”. UBCKNN trong công tác quản lý và hoạch định các chính sách phát triển TTCK phải lấy mục tiêu phục vụ cho đông đảo công chúng đầu tư làm trọng.

Quan điểm cứ tăng hàng tức là thị trường phát triển, còn nhà quản lý thì thì vội tự hào vì mấy năm qua TTCK VN vận hành suôn sẻ, tổ chức được nhiều phiên giao dịch... làm cho kế hoạch và hành động của nhà quản lý không khả thi, giảm sự tin tưởng của công chúng đầu tư, không kích thích thêm công chúng tham gia vào thị trường này.

Bệnh thành tích, chỉ chú ý số lượng mà không chú ý chất lượng được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển TTCK. Cụ thể, cơ quan quản lý chỉ đặt ra mục tiêu tăng quy mô TTCK cho đạt bao nhiêu phần trăm GDP, chứ không đề cập việc phải có bao nhiêu nhà đầu tư hay lượng giao dịch trên TTCK là bao nhiêu.

Chỉ khi công chúng đầu tư tin vào cơ quan công quyền, thấy được các cơ quan này luôn tạo điều kiện thuận lợi, công bằng nhất giúp họ tham gia vào TTCK; thấy được quyền lợi của họ thực sự được pháp luật bảo vệ, che chở; một khi mọi người dân tăng hiểu biết về chứng khoán, thấy được lợi ích khi tham gia vào thị trường này, lúc đó “cầu” tự khắc sẽ tăng và TTCK mới phát triển.

3.2.2.2. Giải pháp đối với từng đối đượng đầu tư: 3.2.2.2.1.Nhà đầu tư nước ngoài:

Một phần của tài liệu Giải pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 68)