Trước hết chúng ta cùng nhìn lại những nỗ lực kích cầu trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua thể hiện qua những chính sách của Ủy ban chứng khoán Nhà nước:
*Các chính sách phát triển thị trường chứng khoán của ủy ban chứng khoán Viêt Nam:
Ngày 05/08/2003,Chính phủ ban hành quyết định 163/2003/QĐ-TTg về phê duyêt chiến lược phát triển thị trường Việt Nam tới 2010,trong đó nêu rõ quan điểm phát triển “ổn định và hiệu quả TTCK” đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển số lượng nhà đầu tư,tăng cầu cho TTCK Việt Nam.
Chuyên đề xin nêu ra một số định hướng phát triển đươc chọn lọc trong QĐ:
Phần 3 mục d: Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán:
- Thực hiện chính sách khuyến khích thuế với nhà đầu tư.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng,các tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán.
- Mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam,cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn,mua cổ phần hoặc thành lập công ty chứng khoán liên doanh với các pháp nhân trong nước,cho phép các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần 4 mục c: Định hướng phát triển TTCK Việt Nam tới 2010 với mục đích phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân:
- Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân bao gồm các ngân hàng thương mại,các công ty chứng khoán,các công ty tài chính,các công ty ảo hiểm,các quỹ bảo hiểm,các quỹ đầu tư,các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài… Tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường.
- Mở rộng và phát triển các loai hình quỹ đầu tư chứng khoán,tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ,các nhà đâu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu
- Thực hiện chính sách khuyến khích về thuế, đối với nhà đầu tư. - Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, các tổ
chức và cá nhân nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán. - Mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập Công ty Chứng khoán liên doanh với các pháp
nhân trong nước; cho phép các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần 9 mục d: Tăng cường công tác đào tạo nghiên cứu và thông tin tuyên truyền
- Xây dựng và phát triển Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán và thị trường chứng khoán thành đơn vị có đủ điều kiện và khả năng nghiên cứu về TTCK, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TTCK,hợp tác với các trường đại học,các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu,đào tạo cơ bản và nâng cao kiến thức về thị trường vốn.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng và thông tin tuyền truyền,phổ biến kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng.
Phần 2 mục d: Đối với việc đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa cho TTCK Việt Nam:
- Cải tiến phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ; đa dạng hoá các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu, nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường chứng khoán.
- Gắn tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
-Lựa chọn các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần có đủ điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.
-Mở rộng việc chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường tập trung.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.
-Phát triển các loại chứng khoán khác như : quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư để đưa vào niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư.
Bên cạnh đó là việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán: Ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Xây dựng Luật Chứng khoán trình Quốc hội thông qua vào năm 2005.
*Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Ngày 17/7/2003,Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 146/2003/QĐ_TTg quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam:
Điều 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành.
Điều 2. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong Công ty Chứng khoán liên doanh hoặc Công ty Quản lý Quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ.
Điều 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ
trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những chính sách trên đưa ra vừa tránh việc các nhà đầu tư nước ngoài lũng đoạn thị trường ,đồng thời cũng mở rộng cơ hội khi cho phép các nhà đầu tư này” ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
*Đối với nhà đầu tư trong nước:
Nhà đầu tư trong nước có thể được chia thành hai đối tượng,bao gồm các tổ chức chuyên doanh trong lĩnh vực tài chính và các đơn vị sản xuất kinh doanh một phần vốn đầu tư vào lĩnh vực CK.
Theo sự quan sát mới nhất của chuyên đề, dựa trên quy định mới trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính đưa ra để lấy ý kiến các bộ ngành thì”Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, chuyển nhượng bất động sản, cổ tức… đều nằm trong diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong năm 2009”.
Theo bản dự thảo các khoản thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền hoa hồng môi giới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút; tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Trước khi nộp thuế, các cá nhân sẽ được xem xét mức giảm trừ gia cảnh với mức không quá 48 triệu đồng một năm. Trong đó, mức trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng một tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phải nuôi dưỡng thì tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho một người.
Cũng theo dự thảo luật, các khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ đi giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng cùng với khoản lỗ của những năm trước nhưng không quá 5 năm kể từ năm phát sinh lỗ.
Trong đó, giá bán niêm yết là giá chuyển nhượng thành công tại công ty chứng khoán và tổ chức lưu ký tại thời điểm bán được áp dụng một trong hai mức thuế 20% trên thu nhập tính thuế cả năm hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần và không thực hiện quyết toán thuế.
*Những nỗ lực nhằm kích cầu cho TTCK Việt Nam thời gian gần đây: Ngày 15/1/2008,tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của thị trường chứng khoán năm 2007 và triển khai các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2008. Tại đây, một số giải pháp kích cầu cho thị trường chứng khoán đã được đề cập.
Theo nhận định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tình trạng mất cân đối cung, cầu trên thị trường hiện nay là do hoạt động đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của nhiều doanh nghiệp diễn ra trong thời gian ngắn, trong đó có một số doanh nghiệp lớn như Bảo Việt và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Việc nhiều doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với số lượng lớn, lại dồn vào cuối năm, cũng làm cung vượt xa cầu, khiến thị trường liên tục xuống dốc.
Thị trường chứng khoán ảm đạm còn do nhiều công ty nhà nước ồ ạt bán bớt cổ phần nắm giữ trong thời gian qua; xu hướng lập ngân hàng mới, thị trường bất động sản đã “hút” một lượng vốn đáng kể từ thị trường chứng khoán. Khả năng chuyển đổi nguồn ngoại tệ từ các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế, cộng với tâm lý tiêu cực của một bộ phận nhà đầu tư cũng là những lý do khiến thị trường đi xuống trong gian gần đây.
Để giải quyết vấn đề này,Ủy ban đã báo cáo Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để có biện pháp điều hòa cung, cầu trên thị trường. Ủy ban cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để phối hợp điều chỉnh cung, cầu:
- Đối với những doanh nghiệp đã được cấp phép, cố gắng giãn IPO trong thời gian giấy phép còn hiệu lực, nếu vượt quá thời gian này vẫn có thể xem xét hủy giấy phép.Đến thời điểm thích hợp, Ủy ban sẽ cấp phép IPO lại cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ đã được cấp phép trước đó.
- Đi liền với điều tiết cung,Ủy ban cũng đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh cầu trên thị trường. Theo đó, sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp vốn hình thành các quỹ đầu tư; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng nguồn vốn không phải do ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Phối hợp tốt hơn các chính sách tài chính, để kích cầu thị trường linh hoạt, chuyển sang các phương thức mới kiểm soát vốn tín dụng vào thị trường chứng khoán có hiệu quả hơn.
Ngoài ra,để ổn định TTCK trong thời gian tới, một trong số những giải pháp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán được Bộ Tài chính công bố ngày 7.3 đó làBộ Tài chính sẽ điều hòa IPO đồng thời cân đối cung cầu theo tình hình thị trường tại từng thời điểm; Chưa đánh thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong năm 2008; Giảm tốc độ tăng cung hàng hóa; Cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty đại chúng
chưa niêm yết với hạn mức 40%; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng và TTCK.
NHNN Việt Nam cũng công bố một số biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả trong thời gian tới.Cụ thể NHNN sẽ hỗ trợ các ngân hàng (NH) thương mại đảm bảo khả năng thanh toán thông qua thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác. Ấn định lãi suất trong giao dịch thị trường mở ở mức 9 - 10%/năm và thực hiện đưa tiền ra, rút tiền về một cách nhịp nhàng...Tiếp tục thực hiện bán tín phiếu NHNN vào ngày 17.3, trong trường hợp NH thương mại gặp khó khăn về vốn sẽ xem xét lùi thời gian cụ thể cho từng NH.NHNN tiếp tục mua ngoại tệ của các NH ở mức thích hợp.
• Đánh giá:
Từ đầu năm đến nay, trước những diễn biến phức tạp của TTCK, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã liên tục ra tay cứu thị trường, với hàng loạt những giải pháp mang tính ngắn hạn nhằm hỗ trợ sức cầu đầu tư. Đó là: Giãn lộ trình thực hiện IPO của các DNNN cổ phần hóa; Chưa đánh thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của NĐT cá nhân trong năm 2008; Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện mua vào cổ phiếu để hỗ trợ thị trường; Tăng cường thanh tra giám sát và cưỡng chế thực thi các vi phạm trên TTCK, đặc biệt là hành vi giao dịch thao túng giá... Có thể nói, những giải pháp này đã phần nào phát huy hiệu quả góp phần bình ổn thị trường. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp, về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước cũng như tác động của các yếu tố quốc tế, đến thời điểm này cần phải tính lại cách “cứu” TTCK.
Thực tế vừa qua cho thấy, mỗi khi có những quyết định của Chính phủ và cơ quan chức năng thì TTCK lại có những diễn biến rất thất thường: Sự hưng phấn thái quá của các nhà đầu tư đã làm cho thị trường đi lên một cách
không chắc chắn, dư bán hầu như bằng không, giá trị giao dịch sụt giảm nghiêm trọng; rồi sau khi sự lạc quan thái quá qua đi, lại bắt đầu quá trình thi nhau bán tháo, dư mua bằng không và giao dịch lại theo xu thế sụt giảm khủng khiếp. Nhiều ý kiến cho rằng các giải pháp để cứu TTCK không thể chỉ mang tính tình thế, ngắn hạn mà phải có tính đột phá, có tầm nhìn dài hạn hơn, đặc biệt là sự phối hợp điều hành hiệu quả của các bộ, ngành liên quan nhằm hướng tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và hiệu quả của thị trường tài chính (trong đó có thị trường tiền tệ và thị trường vốn), từ đó có thể tạo lập niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư.
2.3.Đánh giá thực trạng cầu và chính sách kích cầu trên TTCK Việt Nam
2.3.1.Những kết quả đạt được
Sau tám năm đi vào hoạt động,cùng với sự nỗ lực không ngừng của những người hoạch định chính sách, đã từng gắn bó và tâm huyết với TTCK và những chính sách cụ thể,linh hoạt,TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:
*Về cơ quan quản lý:
1. TTCK đã có Luật Chứng khoán và hàng loạt các văn bản pháp lý điều chỉnh; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) được giao chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK theo các quy định của pháp luật;
2. Hai Trung tâm giao dịch chứng khoán(TTGDCK) đang chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hoá, trong đó TTGDCK TP. HCM được chuyển thành Sở GDCK, TTGDCK Hà Nội đang mở rộng việc tổ chức thị trường sang lĩnh vực trái phiếu, cổ phiếu của công ty đại chúng;
3. Trung tâm Lưu ký chứng khoán đang tích cực chuyển đổi cả về chất và lượng để chuẩn bị cho mô hình hoạt động theo hình thức Công ty TNHH. Dù còn đơn sơ nhưng lần đầu tiên Trung tâm này đã được thiết lập được kênh thông tin ra thị trường (www.vsd.gov.vn);
4. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán sau nhiều năm liền nắm thế độc quyền đào tạo người hành nghề, nay đứng trước một bước ngoặt: phải thực hiện công tác xã hội hoá đào tạo chứng khoán, mà lộ