Khó khăn về mặt quản lý nhà nớc.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam (Trang 55 - 56)

Hai năm trở lại đây, nhà nớc đã quan tâm hơn đến sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), thể hiện qua việc ban hành một loạt các Chỉ thị,

Nghị quyết, Quyết định liên quan. Song nh đã nói ở trên quá trình triển khai thực thi các chính sách đó diễn ra khá chậm chạp. Ví dụ nh ngành phần mềm phải chờ đợi mất năm tháng kể từ khi có Nghị quyết 07 (6/2000) mới có quyết định 128/2000/QĐ - TTg (11/2000) của chính phủ về một số chính sách biện pháp khuyến khích đầu t và phát triển công nghiệp phần mềm, chờ tiếp 6 tháng (5/2000) Bộ Tài chính mới ban hành đợc thông t hớng dẫn thực hiện. Có ý kiến bào chữa rằng: nớc ta mới đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển Internet và CNTT, cho nên ở giai đoạn sơ khởi này không thể đòi hỏi một tiến độ thực hiện nhanh hơn đợc, bởi còn “vừa làm vừa học”. Song không thể phủ nhận điều băn khoăn lo lắng của d luận khi một kế hoạch cho 5 năm thì đã mất hai năm cho việc cân nhắc các dự án trên giấy để rồi việc triển khai sẽ đợc xúc tiến một cách từ tốn trong ba năm còn lại.

Lâu nay nhà nớc vẫn quen với việc chờ các đơn vị trình các đề án xin cấp kinh phí, nếu thấy “đợc” thì đồng ý cấp vốn. Cha nói đến hiệu quả của đồng vốn đầu t (mà phần nhiều bị xé lẻ và có phần chui vào túi riêng của ai đó), thì những thủ tục nhiêu khê của việc giải ngân và nghiệm thu thờng làm các dự án bị chặt thành từng khúc nhỏ, luôn trong t thế “chờ vốn”. Dự án trị giá cả tỉ đồng để xây dựng hệ điều hành Linux Việt Nam là một ví dụ. Ra xong phiên bản 1.0 và trình nghiệm thu thì cả dự án dừng lại chờ duyệt tiếp kinh phí phát triển, một phần mềm đâu chỉ dừng lại ở phiên bản, mà chờ đợi thì có nghĩa là các lập trình viên tham gia dự án đã lên đờng tìm dự án khác để kiếm sống. Điều đó dẫn đến lãng phí nhân lực, thời gian một cách vô lý.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam (Trang 55 - 56)