Nhóm biện pháp hạn chế định lợng:

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan - rào cản đối với thương mại quốc tế (Trang 29 - 32)

I- Các hàng rào phi thuế quan trên thế giới hiện nay:

1- Nhóm biện pháp hạn chế định lợng:

Hạn chế định lợng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nớc. Đây là những biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lợng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Đây thờng là những biện pháp mang tính chất võ đoán, ít dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc. WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do hoá thơng mại, đồng thời lại không thể tính toán, dự đoán đợc trớc cho nên yêu cầu xóa bỏ chúng. Thay vào đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ đợc thể hiện thành thuế quan.

1.1- Cấm nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng đầu tiên là cấm nhập khẩu. Các nớc trên thế giới chỉ đợc sử dụng cấm nhập khẩu này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khỏe con ngời, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng...Trong trờng hợp khẩn cấp, các nớc cũng có thể tạm thời áp dụng biện pháp này nhằm bảo hộ cán cân thanh toấn, an ninh lơng thực quốc gia...Vì thế những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thờng là vũ khí, đạn dợc, ma tuý, hóa chất độc hại. Nói chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do qui định của các nớc nhập khẩu khá phù hợp với mục tiêu trên.

1.2- Hạn ngạch nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng thứ hai là hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu là qui định của nhà nớc về số lợng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó đợc nhập khẩu nói chung hoặc một từ thị trờng nào đó, trong một thời gian nhất định (thờng là một năm)

Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lợng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu đợc qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nớc đa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.

Khi hạn ngạch qui định cho cả mặt hàng và thị trờng thì hàng hóa chỉ đợc nhập khẩu từ nớc (thị trờng) đã định với số lợng bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu.

Thờng hạn ngạch nhập khẩu đợc áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Ví dụ nh ở ta, các mặt hàng liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có qui định hạn ngạch nhập khẩu nh xăng dầu, phân bón, xi măng, đờng, thép xây dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới đợc phép nhập khẩu những mặt hàng trên. Mỗi doanh nghiệp đợc phép phân bổ một số lợng tối đa các mặt hàng trên trong một năm

Nhng trong xu hớng tự do hóa thơng mại hiện nay, các nớc cũng dần xóa bỏ cơ chế hạn ngạch. Đơn cử nh, vào năm 2000 Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng (mã HS 4 số) bao gồm đồng hồ, xe máy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá...Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu với hơn một nửa số nhóm hàng trên và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất là đến 01/ 01/ 2005.

Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn đợc áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông nghiệp.

Theo Hiệp định dệt may ATC của WTO từ 01/01/1996 đến 01/01/2005, các nớc sẽ dần dần hòa nhập toàn bộ hàng dệt may vào thực hiện GATT 1994,

nghĩa là sẽ xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với mặt hàng này. Tuy nhiên theo tổng kết của Hiệp hội Dệt may quốc tế, đã hơn bảy năm, các nớc mới chỉ hòa nhập đ- ợc một số lợng hạn chế các sản phẩm hàng dệt may. Đến nay, Hoa Kì vẫn duy trì chế độ hạn ngạch đối với 841 mặt hàng trong tổng số 932 mặt hàng. Các số liệu ứng với EU và Canada là 222/303 và 292/368 mặt hàng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, WTO cũng cho phép các nớc thành viên duy trì hạn ngạch thuế quan. Hàng nhập khẩu nằm trong mức hạn ngạch này sẽ đợc hởng thuế suất thấp. Tuy nhiên, nếu vợt quá mức hạn ngạch qui định này, mặt hàng đó sẽ phải chịu mức thuế suất rất cao. Ví dụ trong khi thuế suất trong hạn ngạch của EU đối với gạo nhập khẩu là 88 EURO/ tấn thì thuế suất ngoài hạn ngạch dao động từ mức 264 EURO/ tấn đến 416 EURO/ tấn

Thực chất hạn ngạch thuế quan nhằm giới hạn lợng nhập khẩu ở mức hạn ngạch đã qui định. Vì thế hàng nông sản của Việt Nam rất khó thâm nhập vào thị trờng các nớc áp dụng biện pháp này. Chẳng hạn nh Trung Quốc áp dụng mức hạn ngạch thuế quan năm 2001với gạo là 1.662.500 tấn (tơng đơng 1% l- ợng gạo sản xuất trong nớc) trong khi mức thuế suất ngoài hạn ngạch là77%. Điều này đã khiến lợng gạo nhập khẩu vào Trung Quốc năm này chỉ đạt hai triệu tấn, tơng đơng mức hạn ngạch. Ngoài ra, Trung Quốc còn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản khác nh lúa mì, ngô, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hạt cải, đờng, len, bông đến thời hạn tối đa là 01/ 01/ 2005

1.3- Giấy phép nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng thứ ba thờng đợc các nớc sử dụng đó là giấy phép nhập khẩu. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ một nớc phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Đôi khi các nớc sử dụng biện pháp này nhằm giảm hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu bằng cách tạm thời không cấp giấy phép nhập khẩu. Trớc đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn xuất sang Thái Lan và Trung Quốc đã gặp phải khó khăn không nhỏ do biện pháp này gây ra.

Theo cách sử dụng giấy phép đợc chia làm hai loại: giấy phép chung và giấy phép riêng.

Giấy phép chung (General open licence) đợc cấp công khai theo khhuôn khổ định mức số lợng nhập khẩu và trong một thời gian nhất định. Nó có thể đ- ợc áp dụng cho tất cả các nớc hoặc giới hạn ở một số nớc. Thông thờng thì giấy phép riêng đợc sử dụng rộng rãi và sử dụng cho một số nớc riêng lẻ.

Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép nhập khẩu cũng nh của thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của chính quyền nhà nớc đã tạo khả năng hạn chế nhập khẩu mạnh. Thông qua giấy phép nhà nớc can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thơng, vào khối lợng nhập khẩu cũng nh phơng hớng lãnh thổ có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp. Chế độ giấy phép nhập khẩu thờng đợc áp dụng kết hợp với định mức số lợng nhập khẩu và quản lí ngoại hối.

Đến năm 1997, Thái Lan vẫn duy trì chế độ cấp giấy phếp nhập khẩu cho 23 mặt hàng gồm nguyên vật liệu, dợc phẩm, xăng dầu, hàng công nghiệp, hàng dệt, nông sản, động cơ, linh kiện xe máy đã qua sử dụng. Tơng tự nh vậy, trớc khi gia nhập WT0, Trung Quốc cũng áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu với khoảng hơn 50 nhóm hàng, chủ yếu gồm ngũ cốc, dầu thực vật, bông, sắt thép, phơng tiện vận tải hành khách, sản phẩm cao su. Giá trị hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu năm 1999 của Trung Quốc chiếm tới 8,45% tổng hàng hóa nhập khẩu, tơng ứng với 14 tỷ USD. Để đợc cấp giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu phải chứng minh đợc “nhu cầu nội địa “ đối với hàng hóa nhập khẩu này và khả năng ngoại tệ của doanh nghiệp đủ để trả cho giao dịch đó. Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã loại bỏ 25 nhóm hàng thuộc danh mục này, đồng thời xoá bỏ cơ chế xin giấy phép kể trên.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan - rào cản đối với thương mại quốc tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w