Phân tích thực trạng việc làm của nguồn nhân lực vùng biên

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 53 - 54)

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở

2.2.3.1. Phân tích thực trạng việc làm của nguồn nhân lực vùng biên

giới tỉnh Lạng Sơn

2.2.3.1. Phân tích thực trạng việc làm của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn giới tỉnh Lạng Sơn

a) Về quy mô việc làm:

Trong tổng số người thực tế thường trú từ đủ 15 tuổi trở lên toàn vùng có 150.939 người có việc làm chiếm 99,08% tổng lực lượng lao động cao hơn so với tỷ lệ này của toàn tỉnh (99,03%). Trong đó, nông thôn có 129.597 người, chiếm 85,92%; thành thị có 21.242 người chiếm 14,08%.

So với năm 2003 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân toàn vùng tăng 2.086 người, bình quân giai đoạn 2003 - 2005 tăng 0,7% (nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động 0,4%) với quy mô tăng 1043 người/năm (nhiều hơn so với quy mô tăng của lực lượng lao động 213 người).

b) Về tình hình thu nhập từ việc làm.

Tính chung toàn vùng, năm 2005 thu nhập bình quân tháng của một lao động có việc làm nói chung là 507 nghìn đồng ( tăng 17,6% so với năm

2004); ở khu vực thành thị là 747 nghìn đồng (tăng 17,6% so với năm 2004); khu vực nông thôn là 328 nghìn đồng ( tăng 18% so với năm 2004).

- Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có trình độ càng cao thì thu nhập từ việc làm càng lớn.

Cao nhất là thu nhập bình quân tháng từ việc làm của một lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (1.017 nghìn đồng). Lao động chưa qua đào tạo thấp nhất với chỉ 372 nghìn đồng. Chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất gần 2,73 lần.

Chia theo trình độ học vấn phổ thông, tình hình cũng diễn ra tương tự. - Chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân, do đặc điểm vùng biên giới, khối lượng vận tải hàng hóa lớn, nên lao động làm việc ở ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc có mức thu nhập bình quân tháng cao nhất (1.150 nghìn đồng); các ngành có thu nhập thấp nhất là nông nghiệp và lâm nghiệp (278 nghìn đồng); các ngành dịch vụ có thu nhập ở mức trên dưới 700 nghìn đồng/người/tháng.

So với năm 2004, tiền lương, tiền công bình quân tháng của 1 lao động làm công, ăn lương nói chung toàn vùng tăng 6,8%.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w