Khả năng phát triển giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 69 - 71)

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở

3.1.2.Khả năng phát triển giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung

và Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2010

Có thể khẳng định rằng, quan hệ giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc dù còn có những tồn tại, nhưng hoạt động giao thương kinh tế qua địa bàn biên giới tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong những năm qua. Trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được nâng cao về chất lượng, đã cải tiến về mẫu mã và đã có những thị phần nhất định ở Trung Quốc. Nhiều hàng hoá trước đây chưa có thị trường xuất khẩu thì nay đã xuất khẩu được sang Trung Quốc. Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn nói riêng. trong những năm tới sẽ rất khả quan, có nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực hơn.

Xu hướng phát triển giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tới được chi phối bởi các yêu tố sau:

- Thứ nhất: Cùng với nhân loại Việt Nam và Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế tri thức, xu thế hội nhập toàn cầu hoá sẽ đem đến nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại giữa hai nước.

- Thứ hai: Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hoà xã hội Trung Hoa" ngày 29/12/2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ngoại thương hai nước

phát triển trong thế kỷ XXI theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Hiện nay, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

- Thứ ba: Đối với Việt Nam, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ là thị trường đầu tiềm năng vì:

+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên chính thức của WTO. + Trung Quốc là thị trường có sức mua lớn và đa dạng với trên 1,3 tỷ dân, thu nhập rất cao (18.000$ - 20.000$/người/năm), nhưng không đồng đều, có nơi chỉ thu nhập từ 250 - 300$/người/năm. Đây là thuận lợi rất cơ bản cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vì hàng gì cũng có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc những phẩm cấp hàng hoá, giá cả có biên độ giao động lớn.

- Thứ tư: Xu hướng tích cực hợp tác đi đôi với cạnh tranh mạnh mẽ trong thế kỷ XXI là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại thương Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo hướng bền vững, toàn diện và sâu sắc hơn.

- Thứ năm: Việc Việt Nam hoàn tất các điều kiện trở thành thành viên chính thức của WTO mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi và nhiều triển vọng mới.

Theo kết quả dự báo của một số công trình nghiên cứu của Bộ thương mại thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân 13 - 14%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 13%/năm.

Bảng 3.1. Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 69 - 71)