d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở
2.2.4.1. Về thực trạng quản lý nguồn nhân lực
a) Những mặt được
- Lực lượng lao động của vùng biên giới tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ chậm. Giai đoạn 2003-2005, bình quân hàng năm tăng 0,56% với quy mô 830 người/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng của toàn tỉnh là 1,07% trong cùng thời kỳ.
- Tình hình an ninh biên giới được đảm bảo, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo triển khai đầy đủ và kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung, các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý về biên giới, về lao động vùng biên giới nói riêng.
- Trình độ văn hóa của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động từng bước được cải thiện ở cả khu vực thành thị cũng như nông thôn.
- Các chính sách vĩ mô về việc làm được triển khai tương đối tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm.
b) Những hạn chế và nguyên nhân
- Về thực trạng, nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trẻ, với
quy mô nhỏ, tốc độ tăng nguồn nhân lực thấp hơn nhiều so với vùng Đông bắc
và cả nước; trình độ học vấn của nguồn nhân lực thấp; trình độ chuyên môn kỹ thuật mặc dù được nâng lên theo từng năm nhưng với tốc độ chậm; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nguồn nhân lực cũng rất thấp; sự phân bố nguồn nhân lực không phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong chiến lược tạo nên một đối trọng cần thiết ngay tại khu vực biên giới với Trung Quốc khi người lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông lâm ngư nghiệp. Có sự cách biệt lớn về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân của người lao động thấp.
- Về chủ trương chính sách chưa hợp lý, chưa theo kịp tình hình thực tế ở vùng biên giới.
Nguyên nhân:
Thứ nhất: Do chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, vị trí của việc giao thương kinh tế, hợp tác với Trung Quốc.
Thứ hai: Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trên các lĩnh vực giao thương kinh tế biên giới, song thiếu kịp thời, chưa đồng bộ, nhiều điểm chưa phù hợp, khi phát hiện bất hợp lý lại chậm bổ sung sửa đổi.
Thứ ba: Chưa đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho vùng biên giới và cửa khẩu ở Lạng Sơn, chưa tạo điều kiện hỗ trợ cho địa phương có đủ khả năng thực hiện những ưu đãi để quản lý, phát triển nguồn nhân lực vùng biên giới.
- Về tổ chức quản lý, phối hợp của các cơ quan chức năng còn nhiều yếu kém.
Nguyên nhân:
Do sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp còn thiếu chặt chẽ, thiếu một cơ quan chỉ đạo, chỉ huy thống nhất ở khu vực biên giới. Tư tưởng cục bộ địa phương bệnh quan liêu và trình độ của một số cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu làm cho vai trò quản lý Nhà nước bị hạn chế, kém hiệu lực, hiệu quả.
- Về tính chủ động của địa phương trong quản lý nhân lực còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân:
- Thứ nhất: Do Sở Lao động - Thương binh và xã hội, UBND các huyện biên giới còn thụ động, khi cụ thể hoá nội dung và tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, cách tiếp cận công việc vẫn theo nề nếp cũ.
- Thứ hai: Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực chưa làm được. Việc nghiên cứu thống kê mới chỉ dừng lại ở việc thống kê thực trạng, thông tin từ cơ sở phục vụ cho việc quản lý, xây dựng quy hoạch kế hoạch chỉ đạo thực hiện theo dự án chưa làm thường xuyên kịp thời.
- Thứ ba: Quản lý về nhân lực ở cấp huyện không bao quát được hết địa bàn, triển khai thực hiện nhiệm vụ ở những địa bàn xa trung tâm gặp nhiều khó khăn.
- Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành lao động chưa theo kịp yêu cầu, đội ngũ cán bộ chậm được quan tâm đào tạo và đào tạo lại. Đặc biệt là cán bộ quản lý về nhân lực ở cấp huyện.
- Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thụât của người lao động thấp.
Nguyên nhân:
- Thứ nhất: Công tác phát triển nguồn nhân lực chưa được chú trọng. - Thứ hai: Mạng lưới các trường đào tạo nghề của tỉnh nhỏ bé, năng lực
đào tạo hạn chế. Thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, số lượng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Thị trường lao động chưa phát triển.
Nguyên nhân:
Thiếu các giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường lao động phát triển.