Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 74 - 76)

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở

3.2.2.Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

- Giải pháp tận dụng tối đa quỹ thời gian của người lao động trên cơ sở

biên giới trong điều kiện giao thương kinh tế luôn tạo ra nhiều việc làm và tương đối ổn định vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm. Mỗi huyện biên giới tổ chức một hợp tác xã dịch vụ có thể thu hút người lao động trong vùng tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi, nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động ở nông thôn ; đồng thời đây cũng là mô hình thu hút nguồn lao động của các địa phương lân cận trong thời gian nông nhàn lên làm việc và tăng thêm thu nhập. Giải pháp này còn có ý nghĩa đối với việc ổn định lực lượng lao động tại khu vực cửa khẩu, đưa họ vào quản lý, giảm thiểu tình trạng tiếp tay cho buôn lậu.

- Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của vùng gắn với giải quyết việc

làm: Để phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế của toàn tỉnh từ nông nghiệp

đơn thuần thành một tỉnh có cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ hợp lý trong giai đoạn tới theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- Xây dựng và thương mại dịch vụ phù hợp với sự phát triển của từng ngành kinh tế.

Cụ thể là:

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Phát triển các cây đặc sản của huyện (Hồng, Hồi, Quýt...). Cùng với phát triển kinh tế là triển khai bố trí lao động- việc làm hợp lý cho từng ngành, mặt khác không ngừng nâng cao về tay nghề, chất lượng và hiệu quả lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

Trong lĩnh vực dịch vụ, phát huy tối đa lợi thế của các cửa khẩu, khu kinh tế mở. Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ, mở thêm các loại hình dịch vụ mới, tạo thêm việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, xúc

tiến đầu tư bằng nhiều hình thức, cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư và hàng hoá xuất

nhập khẩu, khách du lịch qua các Khu kinh tế cửa khẩu tạo thêm việc làm cho lao động vùng biên giới.

- Giải pháp về cho vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn xóa đói giảm

nghèo tạo việc làm:

Trong điều kiện vùng biên giới có thu nhập thấp như hiện nay, cho vay vốn để giải quyết việc làm là giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện có. Cho vay vốn thúc đẩy và khuyến khích các hộ gia đình, các cá nhân huy động thêm vốn của gia đình để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Thực tế trong những năm qua, nguồn vốn cho vay để giải quyết việc làm chủ yếu do Trung ương cấp. Tỉnh chưa lập quỹ, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, nguồn vốn xóa đói giảm nghèo cũng tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho lao động giúp ổn định đời sống cho các hộ khó khăn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 74 - 76)