Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nguồn

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 54 - 61)

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở

2.2.3.2.Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nguồn

nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn

a) Phân tích thực trạng thất nghiệp

Ở khu vực thành thị có 751 người từ đủ 15 tuổi trở lên đang thất nghiệp chiếm 3,41% lực lượng lao động khu vực thành thị, thấp hơn 1,14% so với tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của toàn tỉnh và đều đang ở trong độ tuổi lao động.

Tỷ lệ lao động thất nghiệp là nữ (37,01%) thấp hơn 25.98% so với nam (62,99%), điều này được giải thích do lao động nam đặc biệt là ở vùng biên giới trong điều kiện giao thương kinh tế dễ bị rơi vào các tệ nạn tiêm chích, nghiện hút ma túy, nghiện rượu; ngoài ra, lao động nữ có xu hướng tìm kiếm các công việc đơn giản như lao động phục vụ, buôn bán nhỏ tại các khu vực cửa khẩu do vậy cơ hội tìm kiếm việc làm cũng cao hơn.

So với năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vùng biên giới ở khu vực thành thị giảm 2,37% đây là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế của vùng.

Lao động thất nghiệp chủ yếu nằm trong nhóm tuổi từ 15 - 24, nguyên nhân là không có việc làm. Đây chính là đội ngũ có thể dễ rơi vào các tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, trộm cắp, cờ bạc, tham gia vận chuyển hàng hóa trái phép tiếp tay cho buôn lậu, ... cùng với những vấn đề nhạy cảm khác ở các thị trấn, thị tứ biên giới. Do vậy đội ngũ này cần phải được quản lý chặt chẽ và có những giải pháp tạo việc làm phù hợp ( Bảng 2.11.).

Bảng 2.11. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị vùng biên giới tỉnh Lạng sơn, chia theo theo giới tính,

độ tuổi năm 2005

Từ 15 tuổi trở lên Trong độ tuổi lao động

Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ

người người người người

Toàn tỉnh 3114 4,55 1254 40,27 3114 4,75 1254 40,27

Vùng biên

giới 751 3,41 278 37,01 751 3,54 278 37,01

Nguồn: Kết quả điều tra LĐVL tỉnh Lạng Sơn năm 2005, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn

Bảng 2.12. Cơ cấu lao động thiếu việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn theo ngành nghề và chuyên môn kỹ thuật năm 2005

Đơn vị tính: %

Chung Thành thị Nông thôn

Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Chia theo trình độ CMKT

1. Chưa qua đào tạo 72,58 71,47 56,96 60,50 83,61 82,11 2. Đã qua đào tạo nghề và

tương đương 21,47 19,22 29,13 21,59 16,05 16,92 Trong đó: CNKT có bằng 3. Trung học chuyên nghiệp 4,73 6,21 10,94 11,62 0,33 0,97 4. CĐ, Đại học trở lên 1,23 3,09 2,97 6,29 Chia theo ngành KTQD

1. Nông, lâm ngư nghiệp 64,29 58,49 33,28 30,39 83,13 85,78 2. Công nghiệp và xây

dựng 10,04 11,66 14,79 13,85 6,68 9,54

3. Dịch vụ 27,47 29,85 51,93 55,81 10,19 4,68

Nguồn: Kết quả điều tra LĐVL tỉnh Lạng Sơn năm 2005, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn b) Phân tích thực trạng thiếu việc làm

Qua số liệu bảng 2.12, năm 2005, toàn vùng có 6.630 người thiếu việc làm chiếm 4,39% số người có việc làm và chiếm 4,35% trong tổng lực lượng lao động chung của vùng.

Trong đó: ở khu vực thành thị có 1.384 người chiếm 6,28% lực lượng lao động khu vực thành thị; ở khu vực nông thôn có 5.246 người, chiếm 4,03% lực lượng lao động khu vực nông thôn.

* Về cơ cấu thiếu việc làm:

- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, số liệu bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất là nhóm lao động chưa qua đào tạo với tỷ lệ chiếm tới

72,58%, tiếp đó là nhóm lao động đã qua đào tạo nghề và tương đương với 21,47%; thấp nhất là nhóm lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,23%.

- Theo nhóm ngành, ta thấy: Tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất ở nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp với tỷ lệ 62,49%, tiếp đó là nhóm ngành dịch vụ với 27,47%; tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất ở nhóm ngành công nghiệp và xây dựng với 10,04%.

Như vậy, cần có biện pháp đào tạo nghề, đặc biệt đối với số người lao động chưa qua đào tạo để giúp số lao động này có điều kiện ổn định công việc trong dài hạn.

2.2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật

a) Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề

Số liệu bảng 2.13 cho thấy, năm 2005, trong tổng số 150,939 lao động đang có việc làm của vùng:

Có 113.518 người làm việc ở khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 75,21%; có 7.965 người làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 5,28 và 29.456 người làm việc ở khu vực dịch vụ, chiếm 19,51%.

So với năm 2003, lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 3.973 người, bình quân hàng năm 2003 – 2005 giảm 1,45% với quy mô giảm 1987 người/năm; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1.173 người, bình quân hàng năm 2003 – 2005 tăng 8,28% với quy mô tăng 587 người/năm; lao động làm việc trong khu vực dịch vụ tăng 4.878 người, bình quân hàng năm 2003 – 2005 tăng 9,48% với quy mô tăng 2.439 người/năm.

So với toàn tỉnh, các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp xây

dựng ở vùng biên giới diễn ra chậm hơn. Khi tốc độ tăng giảm bình quân tương ứng của toàn tỉnh là 0,3%; 16%; 9,93%.

Bảng 2.13. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn chia theo nhóm, ngành năm 2003-2005

Các chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số 148.853 100 149.881 100 150.939 100

1. Nông lâm , ngư nghiệp

117.491 78,93 115.809 77,27 113.518 75,21

2. Công nghiệp và xây dựng

6.792 4,56 7.400 4,94 7.965 5,28

3. Dịch vụ 24.570 16,51 26.672 17,79 29.456 19,51

Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Lạng Sơn các năm 2003 – 2005, UBND tỉnh Lạng Sơn

Bảng 2.14. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo khu vực ngành kinh tế

b) Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trong số 150.939 lao động đang có việc làm của toàn vùng:

Có 117.748 người chưa qua đào tạo chiếm 78,01%; có 18. 611 người đã qua đào tạo nghề và tương đương chiếm 12,33%; có 9675 người đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, chiếm 6,41% và chỉ có 4.906 người đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học trở lên, chiếm 3,25 % trong tổng số lao động có việc làm.

Bảng 2.15. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo trình độ đào tạo

75.21 5.28

19.51 N ông lâm, ngu nghi?p

Công nghi?p và xây d?ng

D?c h v?

78.01 12.336.41 3.25

Chu a qua dào t?o Ðã dào t?o ngh?và t u ong du ong T?t nghi?p TH chuyên nghi?p T?t nghi?p CÐ, ÐH t r? lên

Như đã phân tích ở trên, thu nhập bình quân từ lao động chưa qua đào tạo là rất thấp, nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lại chiếm tới 78,01% trong tổng số những người đang có việc làm. So sánh với toàn tỉnh, tỷ lệ này cao hơn 2%, điều này được giải thích bởi vùng biên giới với những thế mạnh về địa lý, kinh tế luôn tạo ra những cơ hội có việc làm cao hơn những vùng khác trong toàn tỉnh. Mặc dù vậy, nó phản ánh thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp và hiệu quả kinh tế xã hội không cao.

Thực trạng này càng khẳng định phải nâng cao quy mô, tốc độ đào tạo nghề cho nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 54 - 61)