Kiến nghị với Trung ương

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 78 - 88)

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở

3.2.3.2.Kiến nghị với Trung ương

- Tăng chỉ tiêu học cử tuyển tại các trường chuyên nghiệp cho các xã, huyện biên giới để nâng cao trình độ đào tạo của người lao động vùng này.

- Các Bộ, ngành Trung ương sớm có quy định cụ thể, thống nhất quy định về xuất nhập cảnh, chính sách lao động vùng cửa khẩu…

- Đề nghị Chính phủ cho lập dự án nâng cấp hai cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng và Hữu Nghị để tương xứng với khả năng đầu tư nâng cấp của Trung Quốc. Trước hết nâng cấp, mở rộng đường bộ tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị thành 2 luồng và phân luồng riêng cho hành khách và hàng hoá; đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, du lịch theo thông lệ quốc tế. Vấn đề này đã được chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị Choang - Quảng Tây thoả thuận.

- Thoả thuận với Chính phủ Trung Quốc để công nhận chính thức một số cặp chợ biên giới hiện nay như: cửa khẩu Tân Thanh - huyện Văn Lãng, khu vực Bản Chắt - huyện Đình Lập thành cửa khẩu quốc gia .

- Chính phủ sớm đầu nâng cấp Quốc lộ 1A từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Bắc Ninh quy mô 4 làn xe, trước mắt là từ cửa khẩu Hữu Nghị tới Yên Trạch, quy mô 6 làn xe, dài 22 km; nâng cấp đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và ga đường sắt Đồng Đăng cho ngang tầm với ga quốc tế, rút ngắn thời gian chạy

tàu từ 5 giờ như hiện nay xuống còn 2,5 - 3 giờ vào năm 2010, nâng cấp ga đường sắt Đồng Đăng đủ tiêu chuẩn ga hành khách quốc tế.

- Bộ Công an xem xét thủ tục xuất nhập cảnh đối với các đối tượng qua lại chợ biên giới giữa hai nước bằng chứng minh thư nhân dân.

- Hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới giữa hai nước là hoạt động liên quan đến hai quốc gia. Vì vậy, đề nghị Chính phủ thoả thuận với Chính phủ Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tế của biên giới Việt - Trung. Trong các quy định cho phép công dân Việt Nam xuất nhập cảnh vùng biên giới cần quy định rõ về thời gian được phép lưu trú tối đa ở vùng biên giới nước đối diện trong mỗi lần xuất cảnh để thuận tiện cho việc quản lý .

- Chính phủ sớm cụ thể hoá chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

KẾT LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã được đề cập ở phần đầu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Trình bày sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới trong điều kiện giao thương kinh tế với Trung Quốc. Bước đầu đặt ra và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô trong điều kiện giao thương kinh tế.

Tiếp theo, trên cơ sở lý luận để phân tích thực tiễn, đề tài đã tổng hợp các số liệu và phân tích chi tiết, cụ thể về tình hình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn. Sau đó đánh giá chung về thực trạng, chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Trên cơ sở những tồn tại, đề tài đã trình bày những giải pháp và kiến nghị với cơ quan liên quan nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra là kết quả nghiên cứu lý luận và nguồn vốn hiểu biết thực tế về tình hình nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, các giải pháp chủ yếu dừng lại ở phương pháp luận và mang tính định hướng, những giải pháp này cần được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong quá trình ứng dụng vào thực tế. Tác giả rất hy vọng luận văn sẽ góp phần mang lại lợi ích thiết thực trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trong Phạm Thành Nghị & Vũ Hoàng Ngân (Chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Lê Ngọc Hùng (2004) Quản lý nguồn nhân lực nhìn từ góc độ phát triển vốn con người và xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Hồng Hà (2001), " Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn lại 10 năm và triển vọng ", hội thảo khoa học tổ chức tại Lạng Sơn tháng 1-2001. 4. La Kim Hữu (2001), " Tình hình và triển vọng của hợp tác thương mại Việt - Trung ", Hội thảo khoa học tổ chức tại Lạng Sơn tháng 11- 2001.

5. Phạm Văn Linh (2001) " Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2006), Niên giám thống kê 2005.

7. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, Nxb Lao động - Xã hội.

8. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội.

9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000,2001,2002,2003,2004,2005), Thực trạng Lao động - Việc làm ở Lạng Sơn.

10. Phạm Thành Nghị (2004), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Báo cáo tổng hợp Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX - 05 - 11.

11. Lê Du Phong & Hoàng Văn Hoa (2001), Đào tạo cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi phía bắc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lương Đăng Ninh (2004), Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, lịch sử - hiện trạng - triển vọng, Nxb Khoa học xã hội. 16. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt -

Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Lương Đăng Ninh (2001), Thực trạng buôn bán hàng hóa và những giải pháp chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới phía bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, Mã số 2001-78-015.

18. Văn phòng Chính phủ (2000), Kết quả thí điểm khu kinh tế cửa khẩu và giải pháp cho thời gian tới, Báo cáo tổng kết số 3717/VPCP-ĐP1.

19. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành Lao động Thương binh và Xã hội (2006-2010).

20. UBND tỉnh Lạng Sơn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2006-2010).

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia.

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Kinh tế Quốc dân, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ của Cô giáo, Tiến sĩ Vũ Hoàng Ngân. Xin chân thành cảm ơn cô giáo, Tiến sĩ Vũ Hoàng Ngân đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bản luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế Lao động và Dân số, Viện Sau đại học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia khóa học.

Xin cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2006

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU ... 1 CHƯƠNG 1 ... 4

SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ Ở VÙNG BIÊN GIỚI ... 4

1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế .. 4

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ... 4

1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực ... 5

1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ... 6

1.1.4. Phân loại nguồn nhân lực ... 7

1.1.4.1. Căn cứ vào sự hình thành ... 7

1.1.4.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực ... 8

1.2. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ... 8

1.2.1. Quản lý nguồn nhân lực ... 8

1.2.1.1. Hệ thống pháp luật ... 9

1.2.1.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nền sản xuất tương lai là công cụ quản lý nguồn nhân lực ... 9

1.2.1.3. Hệ thống chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ... 9

1.2.2. Sử dụng nguồn nhân lực ... 10

1.2.2.1. Sử dụng nguồn nhân lực ... 10

1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ... 10

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ... 11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ... 12

1.3.1. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ... 12

1.3.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội ... 14

1.3.3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nâng cao mức

sống của người lao động ... 15

1.3.4. Giao thương kinh tế với quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 16

CHƯƠNG 2 ... 18

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ ... 18

2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ... 18

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên địa lý ... 18

2.1.2. Đặc điểm kinh tế ... 20

2.1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội ... 22

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực ... 23

2.2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế ... 26

2.2.1. Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực ... 26

2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực ... 26

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 29

2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 35

2.2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới ... 35

Điểm nổi bật trong hệ thống các văn bản của Nhà nước đã ban hành đối với vấn đề quản lý nhân lực tại vùng biên giới cho đến nay có thể kể tới là: ... 37

2.2.2.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ... 38

2.2.2.3. Việc thực thi một số chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 40

d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 49

2.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 53

2.2.3.1. Phân tích thực trạng việc làm của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 53

2.2.3.2. Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 54

2.2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề

và trình độ chuyên môn kỹ thuật ... 58

2.2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 61

2.2.4.1. Về thực trạng quản lý nguồn nhân lực ... 61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4.2. Về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ... 64

CHƯƠNG 3 ... 66

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ ĐẾN NĂM 2010 . . 66

3.1. Những căn cứ chủ yếu để đề xuất các giải pháp ... 66

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và của vùng biên giới đến năm 2010 ... 66

3.1.2. Khả năng phát triển giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2010 ... 69

3.1.3. Dự báo nguồn nhân lực của tỉnh và của vùng biên giới đến năm 2010 ... 71

3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ... 72

3.2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nguồn nhân lực ... 72

3.2.2. Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ... 74

3.2.3. Một số kiến nghị ... 76

3.2.3.1. Kiến nghị với tỉnh ... 76

3.2.3.2. Kiến nghị với Trung ương ... 78

KẾT LUẬN ... 80

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Danh sách các cửa khẩu và cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bảng 2.2. Nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo nhóm tuổi

Bảng 2.3. Nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn chia theo trình độ văn hóa năm 2005

Bảng 2.4. Quy mô, tốc độ tăng dân số của tỉnh Lạng Sơn (2001 - 2005)

Bảng 2.5. Nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn Bảng 2.6. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo nhóm tuổi (%)

Bảng 2.7. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng sơn chia theo trình độ văn hóa các năm 2003 - 2005

Bảng 2.8. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn khu vực thành thị chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2005 (%)

Bảng 2.9. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn khu vực nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2005

Bảng 2.10. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2005 chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Bảng 2.11. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị vùng biên giới tỉnh Lạng sơn, chia theo theo giới tính, độ tuổi năm 2005

Bảng 2.12. Cơ cấu lao động thiếu việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn theo ngành nghề và chuyên môn kỹ thuật năm 2005

Bảng 2.13. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn chia theo nhóm, ngành năm 2003-2005

Bảng 2.14. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo khu vực ngành kinh tế

Bảng 2.15. Cơ cấu lao động có việc làm vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo trình độ đào tạo

Bảng 3.1. Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (Trang 78 - 88)