D- năng lượng phản xạ được tách và ghi nhận bởi bộ cảm biến
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN
5.3. ĐÁNH GIÁ VAØ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CẢI TẠO CHO TỪNG VÙNG SINH THÁI ĐẤT
CHO TỪNG VÙNG SINH THÁI ĐẤT
Nhìn chung, các hệ sinh thái đất trong vùng nghiên cứu khá đa dạng do cĩ quá trình tiến hĩa riêng trên những dạng lập địa khác nhau. Trong quá trình phát triển thì tính phân dị giữa các hệ sinh thái này càng lớn do sự chi phối của các yếu tố thuỷ lý - thuỷ hĩa (ngập úng, mặn – chua phèn) cũng như nguồn cung cấp vật chất bổ sung khơng ổn định về chất cũng như vềø lượng. Ở vùng ven biển Bạc Liêu trong các hệ sinh thái đất đang diễn ra hai xu hướng phát triển trái ngược nhau do những tác động ngoại sinh, đĩ là:
- Quá trình ngọt hĩa thúc đẩy chuyển hố tích luỹ dinh dưỡng và làm phong phú hơn (đa dạng hơn) các hệ sinh thái, gĩp phần làm chúng trở nên bền vững hơn;
- Ngược lại là quá trình tích luỹ mặn và tích luỹ phèn (lưu huỳnh) trong điều kiện khử lại hoặc chua hĩa (oxy hĩa vật liệu sinh phèn) làm giảm tính đa dạng của hệ sinh vật đất cũng như các hoạt tính sinh hĩa trong quá trình tích luỹ và chuyển hĩa dinh dưỡng.
Các hoạt động nhân sinh trong khu vực, đặc biệt trên các hệ sinh thái đất đồng thuỷ triều thấp, trũng giữa giồng và đầm mặn đã và đang thúc đẩy hoặc kìm hãm hai xu hướng này.
Tuy nhiên, các hệ sinh thái trong vùng cũng cĩ những đặc thù riêng và do đĩ cũng cần cĩ những biện pháp khai thác - sử dụng và bảo tồn khác nhau. Bởi một hệ sinh thái đất càng đa dạng và phong phú thì tính ổn định bền vững của nĩ càng lớn và ngược lại. Do đĩ, các biện pháp cải tạo hoặc khai thác sử dụng đối với mỗi hệ sinh thái đất rất cần quan tâm tới vấn đề này.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa