Xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và RS xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu (Trang 91 - 97)

D- năng lượng phản xạ được tách và ghi nhận bởi bộ cảm biến

5.2.2.Xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN

5.2.2.Xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

Dựa vào các chỉ tiêu phân vùng sinh thái trên, cùng với việc ứng dụng cơng nghệ GIS với các chức năng chồng lớp, tổ hợp dữ liệu bản đồ, ta cĩ thể phân vùng hệ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu thành các vùng như sau:

Bảng 16: Phân vùng sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

Vùng sinh thái ID - Độ cao địa hình ID - Xâm nhập mặn ID - Thổ nhưỡng ID - Hiện trạng sử dụng Diện tích (ha) Vùng 1 C d 2; 6 I 4.630,858 Vùng 2 B c 7; 8 III; VI 6.096,564 Vùng 3 A c 1 IV; V 453,102 Vùng 4 B; C a; b; c; d 4; 5; 9; 10; 11; 12; 14; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23; 24; 27; 28; 29; 30; 31; 32; IV; VI 64.746,087 SVTH: Trần Nhật Vy Trang 89

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa 33; 34; 35 Vùng 5 B a; b; c 5; 11; 12; 13; 14; 17; 18; 20; 21; 24; 25; 28; 30; 31; 32; 33; 37; 38; 39; 40 II; IV; V; VI 86.208,956 Vùng 6 B; C c; d 4; 12; 15; 16; 18; 19; 26; 28; 30 II; VI 15.860,979 Vùng 7 C c; d 3 III; VI 4.439,564 Vùng 8 A; B; C a; b; c; d 5; 12; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 27; 30; 33; 35; 37; 38; 39; 41; VI, VII 23.027,291

Vùng 1- Vùng sinh thái đất bãi bồi dưới rừng ngập mặn

Đây là vùng đất mới được bồi ở địa hình thấp ven biển, bị xâm nhập mặn thường xuyên, thuộc hai nhĩm đất là đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn (Mm) và đất phèn tiềm tàng nơng (0 - 50 cm), mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn (Sp1Mm). Hiện trạng sử dụng cho vùng sinh thái đất này là đất rừng ngập mặn.

Vùng 2- Vùng sinh thái đất đồng thủy triều cao

Đây là dải đất cĩ địa hình tương đối cao nằm dọc bờ nằm ngay phía sau rừng ngập mặn, bị xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm, trên 3 tháng (tháng I, II, III, IV, V) và thường chỉ ngập nơng vào giai đoạn triều cường, địa hình trung bình và đặc biệt khá bằng phẳng. Ở vùng Gành Hào, vùng sinh thái này nằm sát ngay bờ biển bị xĩi lở. Thảm phủ tự nhiên là các trảng cây bụi, sam biển, cỏ nước mặn là những đặc trưng cho vùng cĩ độ mặn cao.

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa

Vùng sinh thái này thuộc vào các nhĩm đất: đất phèn tiềm tàng nơng (0 - 50 cm), mặn nặng mùa khơ (Sp1Mn) và đất phèn tiềm tàng sâu (> 50 cm), mặn nặng mùa khơ (Sp2Mn). Diện tích diêm nghiệp tập trung chủ yếu trên hệ sinh thái đất này, ngồi ra người ta cịn sử dụng nuơi tơm (sú, thẻ).

Vùng 3- Sinh thái đất giồng cát

Đây là vùng đất hẹp thon dài cĩ địa hình nhơ cao so với xung quanh, ít bị ngập triều, thường bị xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm, trên 3 tháng.

Vùng sinh thái này thuộc nhĩm đất cát giồng (Cz), tập trung vật liệu khống thơ (cát là chủ yếu). Thảm phủ đặc trưng bởi thực vật nước ngọt ít chịu ngập. Hiện tại, phần lớn diện tích được trồng cây ăn trái, chuyên rau, màu.

Vùng 4- Sinh thái đất đồng thủy triều thấp

Đây là vùng cĩ địa hình từ thấp đến trung bình, thường bị chia cắt bởi mạng lưới lạch triều, bị ngập triều nơng vào các con nước lớn (nếu khơng cĩ bờ bao) nghĩa là chế độ xâm nhập mặn cĩ thể là xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm, trên hoặc dưới 3 tháng hoặc xâm nhập mặn thường xuyên đối với khu vực khơng cĩ đê bao và khơng bị xâm nhập mặn đối với khu vực cĩ đê bao.

Các nhĩm đất mặn (mặn trung bình và mặn ít mùa khơ), đất phèn và phèn mặn đều thuộc vùng sinh thái này. Thảm phủ đặc trưng bởi thực vật ưa nước lợ như dừa nước, ráng... Trên phân vị này cĩ 2 dạng sinh thái đất chính là đất cĩ ảnh hưởng mặn (vuơng nuơi tơm) và đất được ngọt hĩa (trồng lúa).

Vùng 5- Sinh thái đất phẳng giữa giồng

Đây là vùng cĩ địa hình trung bình và khá bằng phẳng, chỉ ngập vào thời kỳ triều lớn nhất trong năm (bị xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm, trên hoặc dưới 3 tháng). Nhưng thực tế hiện nay đã cĩ hệ thống đê bao nên một số khu vực khơng bị ảnh hưỡng trực tiếp của triều (khơng bị xâm nhập mặn).

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa

Các nhĩm đất mặn (mặn ít và trung bình mùa khơ), nhĩm đất phèn, phèn mặn và nhĩm đất phù sa đều thuộc vùng sinh thái này. Thảm phủ tự nhiên chủ yếu là các lồi cây nước ngọt như cỏ ống, chân vịt, ráng gạc nai, trâm, me tây... Đây là vùng canh tác chủ yếu lúa 1 - 2 vụ và 3 vụ, ngồi ra vùng đất này cịn được sử dụng để trồng cây ăn trái, cây cơng nghiệp dài ngày, chuyên rau màu. Hệ sinh thái đất này chiếm phần lớn diện tích thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi.

Vùng 6- Sinh thái đất trũng giữa giồng

Đây là vùng cĩ địa hình từ thấp đến trung bình, thường bị ngập úng nhưng ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày là tương đối hạn chế do vị trí tương đối bị cơ lập (bị xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm, trên 3 tháng và cĩ nơi bị xâm nhập mặn thường xuyên).

Vùng sinh thái này bao gồm các nhĩm đất mặn ít đến trung bình, đất phèn và phèn mặn. Thảm phủ tự nhiên chủ yếu là các giống lồi ưa nước lợ. Phần lớn diện tích được dùng để nuơi tơm (sú, thẻ) và phần cịn lại trồng lúa một vụ, năng suất thấp.

Vùng 7- Sinh thái đất đầm lầy mặn

Đây là vùng cĩ địa hình thấp, thường ngập úng lâu và sâu bởi nước mặn, bị cắt xẻ bởi mạng lưới lạch triều khá dày đặc ở khu vực lân cận tuyến sơng Gành Hào tới Giá Rai. Trong đầm mặn ta gặp chủ yếu các cây tiên phong của rừng ngập mặn như mắm và đước, khi càng đi sâu vào nội địa thì mơi trường trở nên tương đối bị cơ lập hơn và thảm phủ đặc trưng bởi các cây chịu mơi trường đất và nước bị nhạt hố như dừa nước, ơ rơ, cỏ lơng heo.

Vùng sinh thái này thuộc nhĩm đất mặn nặng mùa khơ (Mn). Hiện nay phần lớn diện tích được dùng để khoanh bao nuơi tơm và làm muối.

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa

Vùng 8- Sinh thái đất nhân tác

Đây là những vùng đất đai cĩ hệ sinh thái bị thay đổi hầu như rất cơ bản do tác động của con người như: địa hình địa mạo, các tầng phát sinh trong đất, chế độ khơ ngập tự nhiên và thảm phủ tự nhiên. Trong vùng nghiên cứu dạng sinh thái đất này cĩ diện tích đáng quan tâm nhất và đặc trưng nhất là vùng đầm ao nuơi tơm và phần đất được nạo vét, đắp lên liếp. Hai dạng sinh thái đất này cĩ đặc tính khá tương phản nhưng lại cùng tồn tại kề nhau và tập trung ở vùng Gành Hào - Giá Rai.

Hình 18: Bản đồ phân vùng sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thanh Hịa

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và RS xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu (Trang 91 - 97)