Công tác đào tạo người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 47 - 49)

Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay nguồn lao động của chúng ta thì nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo nguồn XKLĐ.

Phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp XKLĐ với các trường đào tạo mới thực hiện được nhiệm vụ này.

Các doanh nghiệp XKLĐ là nơi nắm được yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn lao động của từng hợp đồng, từng nước. Các trường đào tạo có cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên để đào tạo lao động. Sự kết hợp này sẽ nâng cao được chất lượng lao động, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ rõ với việc chuẩn bị được lực lượng lao động phù hợp, có chất lượng so với yêu cầu quốc gia sẽ có khả năng cạnh tranh và chiếm giữ được thị trường.

Chất lượng lao động càng cao thì hiệu quả càng cao. Cho phép sử dụng cơ chế ba bên, Nhà nước – Doanh nghiệp - Người lao động cùng đầu tư để tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Kết hợp đào tạo kỹ thuật với đào tạo ngoại ngữ, phong tục tập quán, kiến thức pháp luật cho lao động. Đây cũng là chính sách đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước khắc phục tình trạng thiếu công nhân có kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sớm biên soạn những chương trình đào tạo chuẩn và tổ chức đào tạo cho người lao động về các lĩnh vực như ngôn ngữ, pháp luật, văn hóa và phong tục tập quán của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng thích nghi với các điều kiện làm việc và sinh hoạt, để có thể làm việc một cách tốt nhất.

Mặt khác người lao động cũng tránh được những sai phạm do thiếu hiểu biết trong thời gian đầu để có thể tự tin hơn trong việc khẳng định mình qua công việc.

Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu và tiêu chuẩn lao động của mỗi thị trường, về kế hoạch học nghề, học ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường lao động để định hướng cho chính quyền địa phương và người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 47 - 49)