Thứ nhất: Cần hoàn thiện hệ thống quản lý và tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về XKLĐ
Để phù hợp với cơ chế thị trường và cải cách nền hành chính quốc gia nhằm tăng cường và nâng cao năng lực của quản lý Nhà nước, hệ thống quản lý XKLĐ cần được đổi mới theo hướng tinh giảm đầu mối trung gian, tập trung chức năng quản lý XKLĐ trong thời gian tới cần bao quát được các nội dung quản lý Nhà nước trong và ngoài nước nhưng bảo đảm tính linh hoạt và năng động.
Phân cấp quản lý, làm rõ và tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với các doang nghiệp, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động xuất khẩu trên địa bàn.Bộ, ngành, địa phương chủ quản chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động XKLĐ và chuyên gia trên địa bàn.
Về cán bộ cần tập trung đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức Marketing, ngoại ngữ, kiến thức về lao động, luật pháp, đối ngoại mới đủ điều kiện để làm công tác quản lý.
Thứ hai: Về các giải pháp về tổ chức thực hiện và quản lý:
Để thực hiện thành công chủ trương và phương hướng XKLĐ của Đảng và Nhà nước, nhằm đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới, ngoài các giải pháp nêu trên, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiến hành một số giải pháp khác để chỉ đạo thống nhất hoạt động XKLĐ, đó là các giải pháp sau:
Xây dựng quy trình XKLĐ riêng biệt. XKLĐ của ta đã tiến hành được gần 20 năm, nhưng chưa có một quy trình tổng quát, thống nhất. Do đó sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ, không nhịp nhàng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc.
Quy trình XKLĐ gồm ba giai đoạn: Giai đoạn một là giai đoạn tìm kiếm và ký kết hợp đồng, giai đoạn hai là giai đoạn tuyển chọn và làm thủ tục xuất cảnh, giai đoạn ba là quản lý ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng. Trong giai đoạn hai thì việc tiến hành làm thủ tục cho lao động xuất cảnh còn nhiều phiền hà ở các cấp, các ngành thuộc các địa phương đã làm chậm trễ tiến độ xuất cảnh ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp XKLĐ. Thậm chí, nhiều khi, phải bỏ cả yêu cầu cung cấp lao động của chủ nước ngoài.
Xây dựng hợp đồng mẫu cho các loại lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng mẫu là những quy định tối thiểu về điều kiện làm việc, tiền lương, điều kiện ăn ở, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp và các điều kiện về bảo đảm nhân phẩm và an ninh. Ban hành hợp đồng mẫu là nhằm bảo vệ các quyền lợi tối thiểu của người lao động khi làm việc ở nước ngoài, tránh sự bóc lột và đối xử phân biệt của chủ đối với lao động.
Xây dựng và ban hành mức lương tối thiểu cho từng khu vực thị trường sử dụng lao động Việt Nam.
Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Đó là một trong các giải pháp góp phần tăng cường quản lý Nhà nước, đưa hoạt động XKLĐ đạt được hiệu quả KT -XH cao. Việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hàng năm nhằm xác định khả năng và hiệu quả của XKLĐ, động viên khuyến khích các doanh nghiệp năng động, tìm tòi mọi biện pháp để mở rộng thị trường và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu lao động là một hoạt động phổ biến trên thế giới và mang tính KT -XH cao. Hoạt động này sẽ còn tiếp tục phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế của thế giới.
Đối với nước ta, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề xuất khẩu lao động ngày càng được các cấp các ngành quan tâm chú ý.
Trong quá trình thực tập tại công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế và
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao
động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế. Em đã được hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động đối với cuộc sống của người lao động và nền kinh tế xã hội của đất nước.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty………..7 Bảng 1.1: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ 1980 – 1990……… .14 Hình 1.2: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (1980 - 1990) ………15 Bảng số 1.2: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 -1995…………16
Hình 1.3: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam thời kỳ (1991 - 1995)………17 Bảng 1.3: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến 2003…….18 Hình 1.4: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam Thời kỳ (1996 - 2003)……….19 Bảng số 2.1 : Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế………..21 Bảng số 2.2: Bảng số lượng người lao động xuất khẩu phân theo thị trường………..24 Hình 2.1: Qui mô xuất khẩu lao động của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong 3 năm qua………35 Hình 2.2 : Giá trị khẩu lao động của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong 3 năm qua……….36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia tháng 6/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Báo lao động số báo Xuân năm 2003.
3. Tài liệu thông tin về xuất khẩu lao động số (23-02 đến 29-02-2003) 4. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ 8 VIII và IX.
5. ThS. Nguyễn Lương Phương, Những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ trong tình hình mới, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/2000.
6. Tin kinh tế ngày 16/9/2000, Tình hình lao động ở Châu Á, Tạp chí Việc Làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 5/2000.
7. Cục quản lý lao động nước ngoài, Báo cáo thống kê 2005, 2006, 2007, 2008,2009.
8. Tống Hải Nam, “Một số thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng”, Việc làm ngoài nước số 06/2008.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM ... 4
1.1 . Giới thiệu chung về công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế ... 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 4
1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty ... 7
1.1.3.1 Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm ... 7
1.1.3.3 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. ... 8
1.1.3.4 Các dịch vụ khác ... 8
1.2 Đôi nét về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam ... 9
1.2.1 Đặc điểm cơ bản thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam ... 9
1.2.2 Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt nam ... 10
1.2.2.1 Tu nghiệp sinh ... 10
1.2.2.2 Cung ứng lao động trực tiếp ... 10
1.2.2.3 Hợp tác lao động và chuyên gia ... 11
1.2.1.4 Xuất khẩu lao động tại chỗ ... 11
1.2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam qua các thời kì ... 11
1.2.3.1 Thời kỳ 1980-1990 ... 11
1.2.3.2 Thời kỳ 1991-1995 ... 13
1.2.3.3 Thời kì 1996-2003 ... 15
1.2.3.4 Thời kỳ 2004 đến nay ... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY SAU GIA NHẬP WTO ... 24
2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty ... 24
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của công ty ... 24
2.1.2 Thị trường xuất khẩu lao động của công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế ... 26
2.1.1.1 Thị trường Hàn Quốc: ... 27
2.1.1.3. Thị trường Đài Loan ... 29
2.1.1.4 Thị trường Malaixia ... 30
2.1.1.5 Thị trường Liên Bang Nga ... 31
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động của công ty ... 32
2.1.2.1 Hình thức tu nghiệp sinh ... 32
2.1.2.2 Hình thức cung ứng lao động trực tiếp. ... 32
2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của công ty trong hoàn cảnh gia nhập WTO ... 33
2.2.1 Thuận lợi khi gia nhập WTO ... 34
2.2.2 Khó khăn khi gia nhập WTO ... 35
2.2.3 Kết quả đạt được ... 36
2.2.4 Hạn chế ... 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC
QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI ... 41
3.1 Phương hướng phát triển của hoạt động XKLĐ Việt Nam nói chung và hoạt động XKLĐ của công ty nói riêng ... 41
3.1.1 Phương hướng phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam ... 41
3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động XKLĐ của công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế ... 41
3.2 Giải pháp thúc đẩy XKLĐ tại công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế ... 42
3.2.1 Mở rộng thị trường XKLĐ ... 42
3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý đào tạo ... 42
3.2.3 Đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng người LĐX ... 43
3.3 Một số kiến nghị ... 44
3.3.1 Kiến nghị về chính sách ... 44
3.3.1.1 Với doanh nghiệp ... 44
3.3.1.2 Với người lao động ... 46
3.3.1.3 Công tác đào tạo người lao động ... 47
3.3.1.4 Hoàn thiện chính sách tài chính ... 49
3.3.2 Kiến nghị về cơ chế quản lý ... 50
3.3.2.1 Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý ... 50
3.3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý ... 52