Hoàn thiện chính sách tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 49 - 50)

Chính sách tài chính là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả XKLĐ. Trong chính sách tài chính, vấn đề cơ bản cần quan tâm là bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của các tổ chức XKLĐ, lợi ích của Nhà nước và cũng cần chú ý tới lợi ích của chủ thuê lao động.

Theo thông tư số 16/2000/TTLT-BTC-BLDTBXH ngày 28/02/2000 thì người lao động khi ra nước ngoài làm việc phải nộp một khoản tiền đặt cọc khá lớn trong tổng số tiền người lao động phải nộp trong 2 năm. Để phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời giảm bớt đóng góp của người lao động trước khi đi, nên điều chỉnh mức tối đa tiền đặt cọc của người lao động bằng một lượt vé máy bay và tiến tới sẽ không thu tiền đặt cọc của người lao động.

Xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài nhưng hoạt động này có nhiều rủi ro, mức bồi thường thiệt hại thường là lớn. Với mức trích và nguồn hình thành qũy dự phòng tài chính theo qui định hiện hành chung cho các loại doanh nghiệp là không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động XKLĐ và không có nguồn hỗ trợ cho người lao động bị rủi ro.

Vì vậy, nhằm hỗ trợ việc mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước và khắc phục thiệt hại do rủi ro trong hoạt động XKLĐ chúng ta phải thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, người lao động và một phần từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp bất khả kháng trước mắt, khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các quỹ dự phòng giải quyết rủi ro.

Nên phân định rõ và giao các chính sách này cho các cơ quan quản lý chức năng cụ thể như Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện tốt dịch vụ văn hoá

tinh thần phục vụ cộng đồng lao động của ta ở nước ngoài, các ngành có liên quan như ngành Hàng không, Thuế, Hải quan cần ban hành các quy chế ưu đãi trong việc làm thủ tục và giá cước đối với sản phẩm dành cho người lao động khi đưa ra nước ngoài phục vụ lao động nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w