Thứ năm, vai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế & hội nhập kinh tế của Việt Nam. (Trang 27 - 29)

phát triển kinh tế

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Các chính sách này có phù hợp với xu thế chung của quá trình tự do hoá hay không , các chính phủ có ủng hộ việc đó không? có tích cực tham gia vào quá trình phá bỏ các hàng rào hạn chế luân chuyển của các yếu tố sản xuất không ... đều tác động lớn đến xu thế toàn cầu.

Chúng ta đã chứng kiến sự thụt lùi của quá trình quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , điều này có liên quan rất lớn đến vai trò của chính phủ . Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất cả thế giới đã đi vào thời kỳ bảo hộ thơng mại và nhiều hàng raò hạn chế di chuyển của dòng vốn quốc tế cũng đợc đặt ra . Trong suốt những năm 1930, Mỹ đã tăng rất mạnh thuế và hiệu ứng kéo theo là hàng loạt các quốc gia đẩy mạnh mức thuế của mình nên cao , kết cục là lu thông quốc tế bị hạn chế , nền kinh tế thế giới bị suy thoái mạnh . Các dòng vốn quốc tế gần nh khô kiệt bởi các chính phủ do muốn thực hiện kiểm soát vốn nên đã tìm cách hạn chế sự ràng buộc của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế quốc tế .

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia phát triển cùng các tập đoàn t bản đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do hoá thơng mại , giảm các hàng rào thuế quan nhằm bành trớng các thế lực kinh tế ra bên ngoài . Các chính sách phát triển của chủ nghĩa t bản dựa trên mô hình quản lý TAYLOR trong những năm 50-60 đang đặt ra không ít vấn đề do môi trờng kinh doanh chuyển đổi .

Chúng ta biết chủ nghĩa TAYLOR hay còn gọi là chủ nghĩa hợp lý hoá lao động xuất hiện ở Mỹ ngay trớc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất . Nó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ giừa hai cuộc chiến tranh thế giới . Sau chiến tranh thế giới thứ hai nó đợc du nhập sang châu âu thông qua kế hoach MARSHALL. Trên thực tế chủ nghĩa TAYLOR đã đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển của sản suất trên phạm vi quốc tế trong suốt gần 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai .

Nét nổi bật của chủ nghĩa TAYLOR , nh chúng ta đã biết là sự tách rời hai giai đoạn nghĩ và làm trong hoạt động của con ngời .Các qui trình sản xuất ,sự sáng tạo phát triển công nghệ ... đợc dành cho số ít những ngời lập ra,qui chuẩn hoá . Công

đoạn tiếp theo là đa phần ngời lao động có nhiệm vụ thực thi nguyên mẫu một cách máy móc không đòi hỏi một sự sáng tạo , một suy nghĩ. Kiểu tổ chức này đẻ ra những con ngời lao động giống nh một cái máy với các chức năng nhất định lặp đi lặp lại cả cuộc đời , một sự đơn điệu nhàn chán . Cách tổ chức quản lý này đợc vân dụng cả vào lĩnh vực tổ chức công cộng và nhà nớc . Trên thực tế các t tởng quản lý theo chủ nghĩa TAYLOR ăn sâu , bám rễ trong các xã hội phơng tây .

Bớc đầu những năm 70 , môi trờng kinh doanh quốc tế có những thay đổi ( mở đầu là cuộc khủng hoảng dầu mỏ , tiền tệ) đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có tổ chức linh hoạt và theo mạng lới của các doanh nghiệp . Trên thực tế ở nhiều quốc gia đang đẩy mạnh quá trình chuyển dịch này . Ví dụ ở Mỹ , nhiều xí nghiệp tổ chức quản lý kiểu TAYLORđã bị đóng cửa và nhiều xí nghiệp mới hình thành trên cơ sở tuyển dụng những ngời lao động trẻ , biết tính toán , có khả năng bàn bạc theo nhóm .

Sự cứng nhắc của chủ nghiã TAYLOR trong môi trờng kinh doanh mới đã vô tình trở thành lực cản của gia tăng năng suất , nâng cao hiệu quả công việc. Điều này góp phần làm gia tăng tình trạng suy thoái , đình trệ , lạm phát ở các quốc gia phát triển phơng tây bắt đầu từ nửa cuối thập kỷ 70. Trong bối cảnh này các chính phủ tây âu và Mỹ đã thông qua một loạt các quyết định theo xu hớng giải điều tiết , tạo sự linh hoạt năng động trong kinh doanh .

Các biện pháp giải điều tiết nhằm khắc phục tình trạng suy thoái đợc áp dụng ở các quốc gia phơng tây chủ yếu tập chung vào lĩnh vực dịch vụ nh dịch vụ tài chính , giao thông vận tải và thông tin , ở Mỹ tập trung vào khu vực năng lợng và tài chính tiền tệ . Chơng trình giải điều tiết (tức là tháo bỏ các qui chế) đã góp phần thúc đẩy quá trình tự do hoá , đẩy đến đợt bùng nổ mới của xu thế quốc tế hoá từ cuối những năm 70 trở lại đây – xu thế toàn cầu hoá.

Tác động của giải điều tiết ở tây Âu và Mỹ đến xu thế toàn cầu hoá đã đợc nhiều tác giả đề cập đến , tập chung lại có thể thấyviệc giải điều tiết có tác dụng giảm giá hàng hoá , nâng cao chất lợng hoạt động của các dịch vụ và cũng vì vậy , dẫn đến cạnh tranh ngày càng gia tăng . Giải điều tiết đã thúc đẩy việc toàn cầu hoá thị trờng tài chính , mở rộng tự do thơng mại và đầu t .

Cùng với việc giải điều tiết ở các quốc gia t bản phát triển , trong những năm 80- 90 nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách mở của , thực hiện t nhân

hoá và tự do hoá mở ra không gian mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá . Đặc biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã thực hiện chuyển hớng phát triển kinh tế hớng nội sang hớng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu .

Với chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế , phát triển kinh tế không phải chỉ dựa vào bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu thị trờng thế giới , sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực của thị trờng quốc tế . Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế , cho nhập các thành tựu công nghệ , thu hút đầu t để xay dựng và phát triển một cơ cấu nghành kinh tế phù hợp . Nh vậy với chiến lợc hớng về xuất khẩu , trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia , giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên những thế mạnh của từng nền kinh tế dân tộc .

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế & hội nhập kinh tế của Việt Nam. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w