D. Ý KIẾN PHÒNG NHÂN SỰ
E. XÉT DUYỆT CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra đánh giá thực hiện công việc
Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống đánh giá: Sau mỗi chu kì đánh giá Trung tâm nên có sự kiểm tra để xem xét tính phù hợp của các tiêu chí đánh giá, kết hợp cán bộ ở phòng Hành chính- Tổ chức với các trưởng bộ phận và ý kiến của người lao động thông qua các buổi thảo luận toàn Trung tâm hoặc phát phiếu điều tra vào cuối mỗi kì đánh giá.
Kiểm tra tình hình thực hiện: Cán bộ chuyên trách về đánh giá thực hiện công việc phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hay đột xuất theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc về tình hình thực hiện đánh giá thực hiện công việc ở các bộ phận, phòng ban để đảm bảo rằng việc đánh giá được thực hiện đúng theo kế hoạch, thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Việc kiểm tra tính đều đặn của đánh giá sẽ khiến cho việc đánh giá được chính xác, những thành tích và những khuyết điểm của người lao động sẽ được ghi nhận và là minh chứng cho kết luận của người quản lý.
KẾT LUẬN
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác Quản trị nhân lực mà mỗi tổ chức đều cần phải quan tâm tới. Nó là căn cứ khoa học giúp cho người quản lý có thể đưa ra các quyết định về kế hoạch hoá nguồn nhân lực, biên chế nhân lực, đào tạo và phát triển, thù lao lao động. Hệ thống đánh giá được thực hiện tốt, công bằng sẽ làm cho người lao động cảm thấy hưng phấn, quyết tâm thực hiện công việc vì những gì họ cống hiến đã được tổ chức ghi nhận, từ đó tạo động lực làm việc, tăng cường sự gắn bó của người lao động với tổ chức.
Như đã phân tích trong đề tài của mình, công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại Trung tâm, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Mai Quốc Chánh và các cán bộ phòng Hành chính- Tổ chức, tác giả đã viết chuyên đề “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển”. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc, trong bài viết này, ngoài việc phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc của Trung tâm, tác giả còn đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện công tác này tại Trung tâm. Do còn có những hạn chế về mặt nhận thức và kinh nghiệm làm việc thực tiễn, chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo PGS.TS Mai Quốc Chánh để chuyên đề thực sự có ý nghĩa. Tác giả xin chân thành cảm ơn.