Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Nội (Trang 28 - 31)

SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Nước sạch Hà Nội đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Theo tài liệu cũ ghi lại, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ thì thành phố Hà Nội lúc bấy giờ được Pháp chọn làm địa điểm đặt các cơ quan đầu não. Để phục vụ cho bộ máy thực dân, năm 1894 Nhà máy nước Yên Phụ, tiền thân của Công ty Nước sạch ngày nay, đã được xây dựng. Năm 1896 Nhà

máy nước Yên Phụ với công nghệ xử lý nước ngầm để cung cấp cho sinh hoạt chính thức được vận hành và Sở máy nước Hà Nội cũng ra đời từ đó.

Quá trình phát triển của Công ty có thể được thể hiện qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1894 đến 1954:

Trong suốt thời gian này, việc cung cấp nước tại Hà Nội chỉ thông qua 5 nhà máy: Yên Phụ (1894), Đồn Thủy (1931), Bạch Mai (1936), Ngọc Hà (1939). Ngô Sĩ Liên (1944) với công suất khai thác năm 1954 là 31.500 m3/ngđ, chủ yếu phục vụ bộ máy cai trị, quân đội viễn chinh Pháp và một số ít vòi nước công cộng tại các khu phố buôn bán. Dây chuyền công nghệ xử lý và thiết bị còn khá sơ sài. Tổng tài sản cố định vào khoảng 4 tỷ đồng so với thời điểm hiện nay. Đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) tăng từ 50 người năm 1894 lên 300 người năm 1954.

- Giai đoạn 1954 – 1984:

Tháng 10 năm 1954 Thủ đô được giải phóng, Sở máy nước Hà Nội được chuyển giao cho Chính phủ ta và đổi tên thành Nhà máy nước Hà Nội với nhiệm vụ khai thác sản xuất nước phục vụ nhân dân, các ngành công nghiệp và các công trình phúc lợi trong thành phố. Trên cơ sở tiếp quản các nhà máy cũ đã tập trung xây dựng, cải tạo và mở rộng thêm các nhà máy mới: Ngô Sĩ Liên, Ngọc Hà (1957), Lương Yên (1958). Cùng với tiến trình lịch sử trong giai đoạn đầu CNH đất nước tốc độ cải tạo và xây dựng các nhà máy mới cũng phát triển không ngừng. Từ năm 1958 đến trước chiến tranh phá hoại miền Bắc 1965 đã xây dựng thêm nhà máy Tương Mai với công suất 18.000 m3/ngđ và Hạ Đình 20.000 m3/ngđ.

Khi chiến tranh lan rộng ra miền Bắc ngành cấp thoát nước không xây dựng thêm được một nhà máy nào mà chỉ tận dụng khai thác hết công suất.

Từ năm 1971 đến 1894 hệ thống cấp nước Hà Nội chủ yếu theo hướng mở rộng và cải tạo các nhà máy hiện có để nâng cao công suất khai thác phục vụ nhân dân đặc biệt trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước và đã đạt được nhiều bước tiến mới, tiếp tục nâng cao công suất khai thác.

Để phù hợp với quy mô phát triển của ngành cũng như nhu cầu quản lý, sử dụng nước tháng 9/1978 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Công

ty cấp nước Hà Nội (tiền thân là Nhà máy nước Hà Nội) trực thuộc Sở công trình đô thị nay là Sở giao thông công chính.

Tính đến năm 1984 toàn thành phố Hà Nội đã có 20 nhà máy nước lớn nhỏ với 93 giếng khai thác, công suất thiết kế lên tới 260.000 m3/ngđ nhưng chỉ khai thác được 210.000 m3/ngđ. Hệ thống ống dẫn nước khoảng 300 km. Đội ngũ CBCNV là 1120 người trong đó có 56 kỹ sư các ngành nghề, 71 trung cấp kỹ thuật và quản lý tài chính.

- Giai đoạn 1984 – 1994:

Mặc dù hệ thống cấp nước đã được trang bị máy móc thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc nhưng dây chuyền công nghệ vẫn còn đơn giản, thủ công. Hơn nữa hệ thống cấp nước quá cũ nát lại chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt cho nhân dân mà còn mang lại nhiều tổn thất cho Công ty. Trước tình hình đó, năm 1983 Chính phủ Phần Lan đã cử một nhóm chuyên gia sang Hà Nội để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đi đến ký một văn kiện về việc Chính phủ Phần Lan đóng góp kinh phí để cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống sản xuất và cấp nước của Thủ đô Hà Nội.

Từ năm 1985 hệ thống cấp nước Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp với một tốc độ lớn. Xây dựng mới hai nhà máy Mai Dịch (60.000 m3/ngđ) và Pháp Vân (30.000 m3/ngđ). Các nhà máy Lương Yên, Ngọc Hà, Tương Mai, Yên Phụ, Ngô Sĩ Liên được mở rộng đáng kể, trang bị hiện đại, từ động hóa, cơ giới hóa công nghệ.

- Giai đoạn 1994 – nay:

Tháng 4/1994 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 56/1994/QĐ-UBND sáp nhập Công ty Đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học – đào tạo với Công ty Cấp nước Hà Nội thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội - là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của Sở giao thông công chính Hà Nội.

Từ năm 1997 Công ty tiếp tục đưa vào sản xuất nhà máy Cáo Đỉnh (30.000 m3/ngđ), nhà máy Nam Dư (30.000 m3/ngđ). Hệ thống mạng lưới ống dẫn nước phát triển lên đến 880 km với 780 km đường ống mới. Sản lượng nước từ 390.000 – 430.000 m3/ngđ, phục vụ cho gần 2 triệu dân nội ngoại thành.

Theo lộ trình chuyển đổi các công ty Nhà nước, tháng 1/2008 UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 367/2008/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con và đổi tên thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước sạch

Hà Nội. Vốn điều lệ 734 tỷ đồng. Hiện nay công suất khai thác đã lên tới 500.000 –

520.000 m3/ngđ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w