Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Nội (Trang 26 - 28)

SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực

1.5. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức

Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đang làm việc trong tổ chức với cả trí lực, thể lực, tâm lực, tài lực của họ. Nhân lực là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định khả năng phát triển bền vững của tổ chức. Dù cơ sở vật chất, tài chính có tốt đến đâu nhưng thiếu những người lao động giỏi thì cũng không thể thành công trong tương lai, nhất là trong môi trường đầy biến động như hiện nay. Một tổ chức với số lượng lao động hợp lý, chất lượng lao động cao, năng động, sáng tạo sẽ nâng cao khả năng đối mặt với những thay đổi, những biến cố xảy ra, giúp tổ chức đứng vững và tiếp tục phát triển trên thương trường.

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của tổ chức không phải phát huy chỉ trong một vài ngày mà là cả một quá trình lâu dài. Đầu tư cho nguồn nhân lực trong hôm nay để vững chắc hơn trong tương lai. Con đường tốt nhất là thông qua đào tạo và phát triển. Mặc dù tổ chức có thể sử dụng những phương pháp khác thay thế cho đào tạo như tuyển dụng nhân viên mới đáp ứng yêu cầu công việc, đơn giản hoá công việc để người lao động có thể làm việc tốt hơn, thuê lao động từ bên ngoài… nhưng lại gặp phải nhiều hạn chế, nhất là về lâu dài. Tuyển dụng sẽ giúp tổ chức thu hút được nhân tài song chi phí phải bỏ ra là khá lớn, đặc biệt là mức lương trả cho những ứng viên này. Đơn giản hoá công việc có thể giúp giải quyết các vấn đề trước mắt nhưng tương lai sẽ tạo ra một lực lượng lao động với những kỹ năng đơn giản, rời rạc, ảnh hưởng đến hứng thú và động lực làm việc của nhân viên, đến

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thuê lao động đòi hỏi chi phí khá cao, đặc biệt là nguồn nhân lực cao cấp, tính bảo mật thông tin và sự phù hợp với tổ chức…

Công tác đào tạo nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ là khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả tổ chức và người lao động.

Đối với tổ chức đào tạo và phát triển giúp khắc phục sự thiếu hụt về kỹ năng, kiến thức của người lao động, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc. Từ đó giảm bớt được các chi phí không cần thiết phát sinh do làm việc kém hiệu quả như tai nạn lao động, sản phẩm hỏng, thời gian kéo dài… Khi được đào tạo đầy đủ các cá nhân có thể làm việc một cách độc lập mà không cần đến sự giám sát thường trực của cấp trên do đó người quản lý có thể dành nhiều thời gian cho những công việc mang tính chiến lược hơn. Đào tạo giúp nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý và sản xuất.

Đối với người lao động thì đào tạo giúp cho họ tăng khả năng làm việc, tính chuyên nghiệp, cách nhìn, cách tư duy mới để làm việc tốt hơn, thoả mãn hơn với công việc hiện tại. Đồng thời đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của họ, tăng cơ hội thăng tiến, tăng giá trị cá nhân của mỗi người. Người lao động cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và do đó gia tăng sự gắn bó, cống hiến của họ với tổ chức. Hơn nữa đội ngũ lao động chất lượng cao, nhanh nhạy, sáng tạo, tâm huyết chính là một lợi thế cạnh tranh mà không phải doanh nghiệp nào cũng tạo lập được.

Hiện nay tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên toàn thế giới đang khá bất ổn, nhiều khu vực vẫn đang xảy ra chiến tranh, môi trường biến động nhanh chóng. Vì vậy xu thế chung là luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nhân tố quan trọng giúp tạo khả năng thích nghi cao cho tổ chức. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, công nghệ thì lao động phổ thông giá rẻ không còn là lợi thế to lớn mà nhu cầu về lao động chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp hiện đại. Đó cũng là thực tế cho thấy sự cần thiết của công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay chất lượng lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã đào tạo nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc còn rất lớn. Phương pháp đào tạo cũng lạc hậu, phương tiện phục vụ dạy và học còn yếu, công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức…

Từ những điều trên có thể thấy sự cần thiết phải đào tạo và hoàn thiện công tác đào tạo trong tổ chức là vấn đề chiến lược, cần được các nhà lãnh đạo quan tâm đầu tư đúng đắn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w