II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu thị trường của công ty TNHH Tân An mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa thích đáng. Việc xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường và xúc tiến của công ty chủ yếu căn cứ vào kinh nghiệm thực hiện của các năm trước, căn cứ vào truyền thống, vào hợp đồng xuất khẩu đã ký kết trước chứ chưa thực sự căn cứ vào thị trường. Các thông tin xác thực về thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế còn ít và hiệu quả chưa cao do khâu nghiên cứu thị trường được thực hiện thiếu đồng bộ, vì vậy công ty mới chỉ tiếp xúc được với nhóm bạn hàng truyền thống trong những khu vực thị trường quen thuộc. Điều này khó giúp công ty có một cái nhìn tổng quát nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ để có thể nhận thêm nhiều hợp đồng từ những bạn hàng mới trên thị trường quốc tế.
Để khắc phục nhược điểm trên nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, công ty nên tăng cường hiệu quả hoạt động của phòng kế hoạch thị trường, thành lập bộ phận chuyên môn về thị trường quốc tế, nhất là các thị trường công ty xuất khẩu. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Qua đó, ban lãnh đạo công ty biết được nên mở rộng hay thu hẹp quy mô đối với từng loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ nào đối với từng khu vực thị trường cụ thể. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ thu thập thêm và xử lý những thông
tin về khu vực thị trường quốc tế mới từ đó đề ra những kế hoạch cụ thể về xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Công ty cần có sự đầu tư thích đáng cho bộ phận nghiên cứu thị trường. Những cán bộ được tuyển vào vị trí này phải có trình độ chuyên môn Marketing, có khả năng phân tích tổng hợp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén về thị trường quốc tế.
Công ty cần thúc đẩy công tác tiếp cận thị trường thu hút bạn hàng quốc tế, nắm bắt thị hiếu của thị trường, sản xuất những mặt hàng càng gần với thị trường càng tốt, có phản ứng nhanh nhạy với khuynh hướng của người tiêu dùng, bám sát nguyên tắc cung tạo ra cầu.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng đến hình thức hoạt động thương mại điện tử và thiết lập các kênh phân phối hợp lý, khoa học và hiện đại.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính của công ty là Mỹ và Nhật Bản cho nên Tân An cần đặc biệt chú ý đặc điểm riêng của hai thị trường Mỹ và Nhật Bản để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang hai thị trường này. Người Nhật đặc biệt chú trọng đến 3 yếu tố khi quyết định mua hàng: sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; sử dụng phương pháp nào để tạo ra sản phẩm và cuối cùng sản phẩm được thể hiện tính truyền thống ra sao.Trong khi đó, các đơn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ thường là rất lớn nên công ty phải làm ăn lớn thì mới có thể tồn tại được. Hơn thế chi phí kinh doanh trong thị trường này rất cao, ví như, chi phí cho thủ tục giao nhận hàng tới khoảng 30 USD/m3, chi phí vận chuyển tính theo đơn vị m3 tăng dần, việc giá nguyên liệu gỗ tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng đang gây khó khăn cho Tân An…Như vậy, Tân An cần phải phân tích, nghiên cứu tốt thị trường, trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức, từ đó định vị các sản phẩm ở từng thị trường một cách thích hợp.
Đặc biệt chú trọng đến xu hướng tiêu dùng về mẫu mã, hình thức, chất lượng, giá cả và luôn tạo ra những nét khác biệt trong sản phẩm và kinh doanh khi thâm nhập thị trường...
Hoàn thiện công tác xúc tiến bán hàng. Các tài liệu bán hàng phải được thiết kế đẹp mắt, được in theo ngôn ngữ của nước nhập khẩu. Nội dung tài liệu bán hàng phải rễ ràng, dễ hiểu. Các tài liệu quảng cáo phải phù hợp với thị hiếu của nơi nhập khẩu