Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Tân An (Trang 89 - 91)

II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực của doanh nghiệp là những khả năng lao động (về thể lực và trí lực) mà doanh nghiệp cần và có được và là yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các đội ngũ chủ yếu: cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuyên viên (cán bộ chuyên

môn nghiệp vụ) và công nhân. Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp phản ánh mức độ đáp ứng giữa nguồn nhân lực mà doanh nghiệp hiện có với nhu cầu mà các công việc trong doanh nghiệp đòi hỏi. Sử dụng tốt nhân lực, biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tân An cần phải thực hiện những biện pháp sau:

- Hoạch định và thực thi chính sách nhân lực cho chiến lược kinh doanh của công ty.

- Phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và các chức danh khác trong công ty.

- Hoàn thiện cơ chế đầu tư đào tạo, tuyển dụng nhân lực; - Bố trí, sử dụng hợp lý lao động theo nhu cầu của công ty. - Đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, bao gồm: + Quan tâm đến nhu cầu và lợi ích cá nhân người lao động; + Tạo điều kiện phát triển nhân cách văn hoá cá nhân; + Bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ cho công tác.

- Thực hiện việc đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp định kỳ, cần xem xét phối hợp đánh giá từ 3 cách tiếp cận: mức độ đạt chuẩn; chất lượng công việc và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp chất lượng đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp;

- Hoàn thiện cơ chế đãi ngộ bằng những chính sách, quy định cụ thể của nhà nước, ngành, địa phương và của doanh nghiệp.

- Đầu tư thích đáng, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao tay nghề của thợ thủ công truyền thống, phát huy tinh thần sáng tạo, tổ chức các lớp học đào tạo, học nghề, tổ chức thi lao động giỏi đẻ có những biện pháp bồi dưỡng kịp thời. Có các hình thức thưởng cao đối với các nghệ nhân giỏi, các thợ thủ công sáng tạo có các sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Tân An (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w