Mô phỏng OPNET

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 3:MÔ PHỎNG 3.1 Công cụ mô phỏng

3.2.Mô phỏng OPNET

Mô phỏng cả hai mạng IP và MPLS được thực hiện trong Modeler 14.5. Mô phỏng sử dụng hai kịch bản

• Kịch bản 1 là mạng IP

• Kịch bản 2 là mạng MPLS

• Kịch bản MPLS RSVP-TE

Cả ba mạng này được mô phỏng có cùng một topo chung.

Mục đích là khảo sát thông lượng và khả dụng của một số liên kết với hoàn cảnh có tắc nghẽn xảy ra trong mạng để chứng tỏ khả năng điều khiển lưu lượng MPLS với sử dụng báo hiệu RSVP-TE.

3.2.1. Kịch bản 1

Hình 3.1. Topo mô phỏng IP

Mô hình bao gồm:

10 bộ định tuyến. Liên kết 100 Mbps và 1 liên kết DS3 (44,736 Mbps). Và 2 luồng lưu lượng IP (80 Mbps xuất phát từ nguồn S1 đến D1 và 40 Mbps xuất phát từ nguồn S2 đến D2).

Các bộ định tuyến nối bằng 100 Mbps ngoại trừ kết nối giữa LSR 3 và LSR4 là kết nối DS3 để phù hợp với hoàn cảnh tạo tắc nghẽn.

Chọn bộ định tuyến ở đây có thể tùy chọn trong mô phỏng chọn Router Cisco 3640.

Cấu hình địa chỉ IP và OSPF trên các bộ định tuyến.

Tạo ra 2 luồng lưu lượng IP Traffic Flow từ Object_Platette.

Luồng lưu lượng thứ nhất là 80Mbps xuất phát từ S1. Luồng này khởi tạo ở thời điểm lúc 60s và kết thúc đến khi kết thúc mô phỏng.

Hình 3.2. Tạo luồng lưu lượng 80 Mbps

Luồng lưu lượng thứ nhất là 40Mbps xuất phát từ S1. Luồng này khởi tạo ở thời điểm lúc 70s và kết thúc đến khi kết thúc mô phỏng.

Kết quả được mô hình như trong Opnet như sau:

Hình 3.4. Topo mạng IP trong OPNET

3.2.2. Kịch bản 2

A, Topo mạng

Hình 3.5. Topo mạng MPLS

Trong kịch bản có sử dụng MPLS bằng kích hoạt chức năng MPLS ở các bộ định tuyến.

Hình 3.6. Cấu hình MPLS

Tạo full mesh giữa các router trong miền MPLS. Vào ProtocolMPLS

Chọn cấu hình full mesh.

Tiếp theo cấu hình 2 FEC cho các luồng dữ liệu. Có thể tạo FEC theo sáu số tương ứng như hình sau:

Hình 3.7. Cấu hình FEC

Hình 3.8. Topo cho mô phỏng MPSL RSVP-TE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng đường MPLS_E-LSP sử dụng cho điều khiển lưu lượng. Vào Object Palette chọn và gắp thả vào giữa hai S2 và D2.

Cấu hình sử dụng báo hiệu RSVP-TE

Hình 3.9. Cấu hình RSVP-TE

Hình 3.10. Cấu hình Trunk cho luồng 80Mbps

Truyền tải lưu lượng bằng ánh xạ lưu lượng lên đường hầm lưu lượng LSP.

Hình 3.11. Ánh xạ lưu lượng lên đường hầm TE

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 54 - 60)