18. LABEL type 1 length 8: 0000
2.2.7.2. Định tuyến lạ
Một trong những yêu cầu của điều khiển lưu lượng là định tuyến lại. Định tuyến lại ở đây là khả năng thiết lập lại đường hầm TE dưới một số điều kiện và chính sách quản trị. Hoạt cảnh quan trọng của định tuyến lại là chống lại sự mất tài nguyên dọc theo đường TE đã thiết lập. Điều này là cần thiết khi đường hầm TE muốn sử dụng lại đường gốc khi tài nguyên mất được khôi phục. Yêu cầu định tuyến lại phải phù hợp và tương thích việc thiết lập LSP mơi và chuyển lưu lượng từ LSP cũ sang LSP mới trước khi xóa đường hầm cũ. Vấn đề là LSP cũ và mới có thể gây ra tranh chấp tài nguyên với phần mạng hiện thời. Điều này có thể gây trở ngại thiết lập đường hầm LSP mới. RSVP-TE giải quyết bằng “Make –before- breake”. Đường hầm xác định
địa chỉ đầu vào, đầu ra, và Id của đường hầm, chúng là duy nhất phân biệt đường hầm này với đường hầm khác. Việc định tuyến lại đầu vào bây giờ có hai người gửi với đường hầm và LSP id mới sử dụng trong SENDER_TEMPLATE và FILTER_SPEC cho đường hầm mới. Đầu vào khởi tạo bằng gửi bản tin Path sự dung SESSION cũ với đối tượng SENDER_TEMPLATE mới, EXPLICIT_ROUTE mới và LSP id mới. Path này coi như thiết lập LSP mới. Chung đường hầm LSP với cũ thì SE đảm bảo đường hầm mới và cũ cùng chia sẻ tài nguyên. Khi đầu vào nhận được bản tin Resv cho đường hầm mới nó chuyển sang LSP mới.
Một hoàn cảnh tương tự khi một bộ định tuyến muốn tăng băng thông của đường hầm lên. Việc dành tài nguyên mới này nếu yêu cầu toàn bộ băng thông mới nhưng thực tế là chỉ cần tăng thêm đúng bằng độ chênh lệch giữa băng thông mới và băng thông cũ.
Trong hoàn cảnh định tuyến lại hay tăng băng thông đường hầm đường hầm nối vào cần có 2 yêu cầu gửi đối với phiên RSVP. Điều này thực hiện được bằng LSP Id mang SENDER_TEMPLATE và FILTER_SPEC. Một bản tin Path mới với LSP Id mới sử dụng để yêu cầu băng thông lớn hơn trong khi LSP Id cũ vẫn tiếp tục tạo mới để đảm bảo dành trước không bị mất nếu việc yêu cầu thêm băng thông thất bại.