LE RDLER A

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 47 - 49)

18. LABEL type 1 length 8: 0000

LE RDLER A

trữ tài nguyên cho liên kết C-D được chia sẻ giữa A và B. Cả 2 bản tin PATH có cùng ERO và hội tụ tại router C. D cấp phát nhãn 10 trong bản tin RESV vì vậy tạo ra LSP đa điểm-điểm.

2.2.7. Kĩ thuật

Một điều quan trọng khác trong hỗ trợ kĩ thuật lưu lượng là khả năng đáp ứng với những thay đổi của mạng vì các nút các liên kết trên mạng luôn thay đổi vì thế cá luồng lưu lượng cũng biến đổi theo. RSVP-TE hỗ một vài kĩ thuật để đáp ứng một số hoàn cảnh như định tuyến lại, yêu cầu tăng băng thông.

2.2.7.1. Kĩ thuật tạo trước khi xóa

Kĩ thuật tạo trước khi phá “Make before break” là một kĩ thuật RSVP-TE mà cho phép bạn thay đổi một vài đặc điểm của đường hầm TE như tên, băng thông mà gần như không làm mất dữ liệu và không cần yêu cầu dành trước băng thông lần nữa.

Như hình dưới nếu R1 yêu cầu 35Mb thì yêu cầu sẽ đi theo đường phía trên

R1R2R5. Như vậy đoạn từ R1 đến R2 còn băng thông 10 Mb và đoạn R2 R5

còn sẵn 65Mb.

LER B

LER DLER A LER A

Hình 2.11. Ví dụ Make before break

Giả thiết rằng ở thời điểm nào đó R1 muốn tăng tài nguyên dành trước thêm 80Mb. Như thế phải đi theo đường phía dưới vì đường phía trên không thỏa mãn. Nếu đi theo đường phía dưới thì mỗi đoạn đường phía dưới sẽ dư ra 20 Mb. Tuy nhiên 35Mb dành trước sẽ giải phóng ngay khi 80 Mb yêu cầu được thiết lập. Make before break đơn giản là không giải phóng yêu cầu cũ đến tận khi việc dành trước tài nguyên hoạt động để không làm mất dữ liệu nhiều nhất.

Sử dụng phương pháp chia sẻ hiện (Shared Explicit -SE). SE là kiểu dành trước tài nguyên mà cho phép LSP chia sẻ băng thông với chính nó. SE có hai chức năng đó là:

• Yêu cầu SE tới mạng

• Xác nhận yêu cầu dành trước tài nguyên là “cùng" với một yêu cầu dành trước vì thế băng thông có thể chia sẻ.

Yêu cầu SE thực hiện bằng đầu đường hầm sử dụng cờ trong đối tượng SESSION_ATTRIBUTE.

Còn về yêu cầu dành trước tài nguyên phải trên cùng một đường. Đây là việc đơn giản vì tất cả các yêu cầu RSVP đều không giống nhau. Mỗi yêu cầu đều có xác định bằng 5 biến (địa chỉ phía gửi, ID LSP, địa chỉ điểm cuối, ID đường hầm, ID đường hầm mở rộng). Nếu hai bản tin Path mà có 5 biến này giống nhau thì chúng được coi là cùng yêu cầu.

Địa chỉ phía gửi là Id của bộ định tuyến ở đầu đường hầm. Địa chỉ điểm cuối là Id của bộ định tuyến ở cuối đường hầm. Id đường hầm mở rộng là địa chỉ IP trên bộ

định tuyến. Id đường hầm là số giao diện đường hầm ở đầu đường hầm. Id LSP là bộ đếm. Mỗi lần đường hầm thay đổi băng thông hay yêu cầu về đường thì id LSP tăng thêm một.

Các bước trong thiết lập trước khi xóa bỏ: Bước 1:

R1: Gửi yêu cầu {SA=1.1.1.1, LSP ID=1. EA=5.5.5.5, TID=8, XTID=0}, yêu

cầu 35 Mb theo đường R1R2R5. Yêu cầu Res1.

R2: Chuyển yêu cầu tới R5. Đánh dấu giao diện R2R5 có 35 Mb dành trước

cho đường hầm và 65Mb dự trữ. Bước 2:

R1: Gửi yêu cầu dành trước tài nguyên {SA=1.1.1.1, Id LSP=2, EA=5.5.5.5,

TID=8} dọc theo đường R1R3R4R2R5, yêu cầu băng thông 80Mb. Yêu cầu

Res2.

R2: Kiểm tra dành trước và xác nhận yêu cầu này đồng nhất với yêu cầu trước đó trừ khi nó là Id đường hầm mới. Cho phép dành trước này để sử dụng băng thông

đã sử dụng và gán đường hầm với 80-35=45Mbps thêm cho băng thông trên R2R5.

Kết nối R2R5 chỉ 80Mbps và 20 Mbps.

Cả hai đường yêu cầu Res1 và Res2 cùng tồn tại đến khi Res1 rời khỏi mạng. Tức là Res2 chia sẻ tài nguyên với Res1 thì Res1 sẽ sớm bị xóa và không bao giờ hoạt động cùng với Res2. Hay là sau khi Res2 chia sẻ băng thông với Res1 thì Res1 không sử dụng băng thông này cùng lúc với Res2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 47 - 49)