Thiết lập và điểu khiển đường hầm lưu lượng của RSVP-TE

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2: MPLS-TE SỬ DỤNG RSVP-TE 2.1 Kĩ thuật lưu lượng

2.2.3. Thiết lập và điểu khiển đường hầm lưu lượng của RSVP-TE

Quá trình thiết lập đường được thông qua trình tự. Mô đun điều khiển lưu lượng sẽ định kì kiểm tra cơ sở dữ liệu cấu trúc và các thuộc tính tài nguyên để tính toán con đường tốt nhất hiện tại để đến đích. Khi đường đã được tính toán thì mô đun sẽ chuyển đường này đến mô đun RSVP để báo hiệu thiết lập đường. Nếu quá trình báo hiệu thành công, cuối cùng bản tin báo hiệu sẽ trở lại thiết bị và RSVP sẽ thông báo ngược trở lại mô đun điều khiển rằng việc thiết lập đã hoàn tất. Sau đó mô đun điều khiển sẽ thông báo cho mô đun định tuyến nội miền đường hầm đã sẵn sàng. Mô đun định tuyến nội miền sẽ thêm thông tin của đường hầm vào bảng định tuyến của nó. LSP do nút nguồn khởi tạo.

Tiếp theo chức năng chính của RSVP –TE là tạo ra LSP. Nó gồm ba chức năng chính sau:

• Thiết lập và duy trì

• Giải phóng đường

• Báo hiệu lỗi

2.2.3.1. Thiết lập

MPLS sử dụng thuật toán tính toán đường xác định đường. RSVP-TE tạo ra một đường hầm giữa bộ định tuyến nguồn và đích qua con đường tính toán dựa vào giao thức định tuyến ràng buộc. Con đường này có thể là con đường ngắn nhất hoặc đường tùy ý. Sau đó bộ định tuyến gửi bản tin Path gọi là bộ định tuyến đường lên hoặc gọi là hop phía trước còn bộ định tuyến nhận bản tin này gọi là bộ định tuyến đường xuống.

Sau khi bộ định tuyến đường xuống nhận bản tin Path, nó sẽ thực hiện các xử lý sau: kiểm tra lại định dạng bản tin và kiểm tra lại lượng băng thông yêu cầu trong bản tin Path. Quá trình này gọi là điều khiển chấp nhận.

Hình 2.4. Bản tin Path và Resv trong quá trình tạo đường LSP

Cuối đường hầm thực hiện công việc như các bộ định tuyến đường xuống trước đó. Nút cuối này nhận thấy mình là địa chỉ đích trong bản tin Path thì nó gửi lại bản tin Resv. Bản tin này giống như là ACK hướng tới bộ định tuyến đường lên. Bản tin Resv không chỉ chứa thông tin xác nhận dành trước tài nguyên còn chứa nhãn đầu vào mà bộ định tuyến đường lên sẽ được sử dụng gói tin theo đường LSP tới cuối đường hầm.

1. R1 gửi bản tin Path tới R2. R2 nhận bản tin này và kiểm tra rằng nó đúng cú pháp và kiểm tra băng thông R1 yêu cầu hiện có sẵn hay không. Nếu có sai sót

như bản tin không đúng định dạng hay yêu băng thông lớn hơn khả năng cho phép thì R2 gửi lại bản tin lỗi tới R1. Nếu R1 thực hiện chấp nhận thì chuyến sang bước 2.

2. R2 gửi một bản tin Path tới R3. R3 làm đúng như R2 đã thực hiện. 3. R3 gửi một bản tin Path tới R5. R5 làm đúng như R2 đã thực hiện. 4. R5 gửi một bản tin Path tới R3. R6 làm đúng như R2 đã thực hiện. 5. R6 gửi một bản tin Path tới R7. R7 làm đúng như R2 đã thực hiện.

6. R7 ở cuối đường hầm, gửi bản tin Resv tới R6. Bản tin này mong muốn nhãn R7cho đường hầm này. Vì R7 là đuôi nên nó gửi implicit-null.

7. R6 gửi bản tin tới R5 và nó muốn thấy nhãn đầu vào 42 cho đường hầm này. Tức là khi R6 nhận nhãn 42 nó tháo nhãn này vì là nhãn implicit-null và gửi gói tin tới R7.

8. R5 gửi bản tin Resv tới R3 báo hiệu nhãn 10921. Khi R5 nhận gói tin với nhãn 10921 nó hoán đổi nhãn đó cho nhãn 42 và gửi gói tin tới R6.

9. R3 gửi bản tin tới R2, báo hiệu nhãn 21. 10. R2 gửi tin tới R1, báo hiệu nhãn 18.

Lúc này, R1 đã hoàn thành thiết lập. Nó nhận bản tin Resv cho việc thiết lập đường hầm tới R7 và nó biết nhãn đầu ra cần sử dụng.

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w