Những thuật ngữ cần biết trong RSVP-TE

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 2: MPLS-TE SỬ DỤNG RSVP-TE 2.1 Kĩ thuật lưu lượng

2.2.2.Những thuật ngữ cần biết trong RSVP-TE

• Tập nút : Là nhóm nút mà mô hình trong mạng kết nối trực tiếp nút nguồn. Nó có thể chỉ chứa một nút.

• LSP định tuyến hiện: LSP có đường được thiết lập bằng các cách khác so với IP thông thường. Nghĩa là LSP sẽ đi qua một số nút để đến đích nhưng có thể con đường đến đích không phải là ngắn nhất. LSP này được tính bằng giao thức định tuyến ràng buộc.

• Đường hầm LSP: Là LSP được dùng để tạo đường hầm thông qua giao thức

định tuyến của IP. LSP gọi là đường hầm LSP vì lưu lượng đi qua nó trong suốt đối với các nút trung gian dọc đường đi chuyển mạch nhãn.

• Đường hầm kĩ thuật lưu lượng: Là một hay nhiều đường hầm LSP mà mang

trung kế lưu lượng “traffic trunk”.

• Trung kế lưu lượng: Là nhóm luồng có cùng lớp dịch vụ và đặt luồng này lên

LSP. Các luồng lưu lượng trong trung kế này có cùng nhãn và cùng ba bit dịch vụ trong EXP. Trung kế lưu lượng là tập các luồng nhỏ của các gói tin luồng UDP hay TCP.

• Đường hầm RSVP-TE: Mục đích của đường hầm RSVP là hỗ trợ hai bộ kết nối

định tuyến sử dụng RSVP kết nối qua một đám mây có bộ định tuyến không RSVP. Nếu đám mây này không hỗ trợ RSVP thì không đảm bảo QoS nhưng

nếu nó có đủ tài nguyên thì có thể cung cấp dịch vụ có thể chấp nhận được va thời gian thực. Đường hầm yêu cầu bộ định tuyến có RSVP và không có RSVP chuyển tiếp gói tin dựa vào địa chỉ đích thông qua bản định tuyến.

• Trạng thái mềm: Là giao thức trạng thái mềm tức là nó cần tạo lại việc dành trước tài nguyên một cách định kì bằng các báo hiệu lại. Điều này khác với giao thức trạng thái cứng nghĩa là nó chỉ cần báo hiệu một lần và yêu cầu đó tồn tại đến khi có yêu cầu xóa bỏ. Trong RSVP xóa bỏ đường do nó tự xóa bỏ hay do hết thời gian sống. Trạng thái mềm giúp định tuyến lại dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 32 - 33)