Kĩ thuật lưu lượng trong MPLS

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2: MPLS-TE SỬ DỤNG RSVP-TE 2.1 Kĩ thuật lưu lượng

2.1.3.Kĩ thuật lưu lượng trong MPLS

MPLS TE kết hợp khả năng điều khiển lưu lượng của ATM với sự mềm dẻo của IP và sự khác nhau của các lớp dịch vụ. MPLS cho phép xây dựng các con đường chuyển nhãn trong mạng để giảm lưu lượng chuyển tiếp. MPLS TE dùng một đường hầm TE điều khiển lưu lượng trên đường đến một đích cụ thể. Phương pháp này mềm dẻo hơn kỹ thuật lưu lượng chuyển tiếp chỉ dựa trên địa chỉ đích. MPLS TE sử dụng cơ chế gọi là định tuyến động để xây dựng bảng định tuyến bằng MPLS TE LSP mà không cần mạng lưới đầy đủ các tuyến láng giềng. MPLS TE dự trữ băng thông khi xây dựng LSP. Ở đây giới thiệu khái niệm tài nguyên tiêu thụ.Khi LSP được thêm vào mạng chúng có thể tìm ra con đường có băng thông được lưu trữ sẵn. MPLS bắt buộc có sự dự trữ của mặt phẳng điều khiển, nghĩa là nếu một LSP dự trữ 10Mb và gửi đến nó 100Mb trên LSP đó, mạng sẽ thử phân chia 100Mb đó trừ khi lưu lượng ở nguồn đã bị kỹ thuật QoS ràng buộc.

Khi nghiên cứu về kỹ thuật lưu lượng quan tâm đến ba vấn đề chính:

• Sự phân phối thông tin cách các bộ định tuyến nhận ra mạng và các tài

nguyên nào đã sẵn sàng. Bài toán này thực hiện thông qua trao đổi thông tin định tuyến giữa các bộ định tuyến như OSPF

• Tính toán và thiết lập tuyến:Cách các bộ định tuyến quyết định tạo các

đường hầm TE, và cách xây dựng và duy trì các đường hầm TE này một cách chính xác. Tính toán dựa trên thông tin trao đổi và giao thức định tuyến ràng buộc. Thiết lập xây dựng đường hầm và duy trì chúng dựa vào giao thức CR-LDP và RSVP-TE.

• Chuyển tiếp lưu lượng vào một đường hầm. Có thể thực hiện chuyển lưu

lượng lên một đường hầm bằng phương pháp: định tuyến tĩnh, chính sách, tự định tuyến, chuyển tiếp lân cận.

Hình 2.2. MPLS TE

MPLS –TE cho phép các bộ định tuyến là đầu cuối đường LSP có thể tính toán đường phù hợp qua mạng tới đuôi của đường LSP. Và đầu cuối cần biết băng thông hiện có trên tất cả các liên kết trên mạng. Thiết lập LSP đầu cuối. IP truyền thống thì quyết định về định tuyến dựa theo địa chỉ đích nhưng trong MPLS có thể định tuyến dựa theo nguồn. Như hình vẽ MPLS TE sử dụng hai đường LSP khác nhau để chuyển hai lưu lượng. Điều này không thể thực hiện được như ý muốn trong IP. Luận văn sẽ chỉ để cập việc thiết lập đường, duy trì bảo vệ đường sử dụng giao thức RSVP-TE.

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 30 - 31)