Định tuyến cưỡng bức

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 25 - 27)

Về cơ bản có thể định nghĩa định tuyến cưỡng bức như sau. Một mạng có thể được biểu diễn đưới dạng sơ đồ theo V và E (V,E) trong đó V là tập hợp các nút mạng và E là tập hợp các kết nối giữa các nút mạng. Mỗi kết nối sẽ có các đặc điểm riêng. Đường kết nối giữa nút thứ nhất đến nút thứ hai trong cặp phải thoả mãn một số điều kiện cưỡng bức. Tập hợp các điều kiện cưỡng bức này được coi là các đặc điểm của các kênh và chỉ có nút đầu tiên trong cặp đóng vai trò khởi tạo đường kết nối mới biết các đặc điểm này. Nhiệm vụ của định tuyến cưỡng bức là tính toán và xác định đường kết nối từ nút này đến nút kia sao cho không vi phạm các điều kiện cưỡng bức và là một phương án tối ưu theo một tiêu chí nào đó (số nút ít nhất hoặc đường ngắn nhất). Khi đã xác định được một đường kết nối thì định tuyến cưỡng bức sẽ thực hiện việc thiết lập, duy trì và truyền trạng thái kết nối dọc theo các kênh trên đường.

Điểm khác nhau chính giữa định tuyến IP truyền thống và định tuyến cưỡng bức đó là: thuật toán định tuyến IP truyền thống chỉ tìm ra đường tối ưu ứng với một tiêu chí (ví dụ như số nút nhỏ nhất), trong khi đó thuật toán định tuyến cưỡng bức vừa tìm ra một đường tối ưu theo một tiêu chí nào đó đồng thời phương án đó phải không vi phạm điều kiện cưỡng bức. Yêu cầu không vi phạm các điều kiện cưỡng bức là điểm khác nhau cơ bản để phân biệt giữa định tuyến cưỡng bức và định tuyến thông thường.

Một điều kiện cưỡng bức phải là điều kiện giúp tìm ra một đường có các tham số hoạt động nhất định. Ví dụ như muốn tìm một đường với độ rộng băng tần khả dụng nhỏ nhất. Trong trường hợp đó điều kiện cưỡng bức sẽ được đưa vào thuật toán định tuyến để tìm đường và số liệu đầu vào ít nhất phải có là độ rộng băng tần khả dụng của tất cả các kênh dọc theo đường. Đặc điểm của liên kết cần quan tâm ở đây là độ rộng băng tần khả dụng.

Một điều kiện cưỡng bức khác có thể sử dụng chính sách. Ví dụ như một nhà quản trị mạng muốn ngăn không cho một lưu lượng loại nào đó không được đi qua một số kênh nhất định trong mạng, trong đó các kênh được xác định bởi các đặc điểm cụ thể. Trong trường hợp đó điều kiện cưỡng bức sẽ được đưa vào thuật toán định tuyến để xác định đường cho lưu lượng đó không được đi qua các kênh đã được loại ra. Hoặc nhà quản trị mạng lại muốn một lưu lương loại nào đó chỉ được đi qua các kênh nhất định trong mạng và các kênh cũng được xác định bằng các đặc điểm cụ thể.

LSR1 LSR2 LSR3 LSR4 LSR5 LSR6 LSR7

Khi đó điều kiện cưỡng bức sẽ được đưa vào thuật toán định tuyến để xác định đường đi cho lưu lượng chỉ có thể đi qua các kênh có đặc điểm thoả mãn điều kiện. Lưu ý rằng, điều kiện cưỡng bức là chính sách ứng với các đường khác nhau cũng có thể có các điều kiện cưỡng bức là quản trị khác nhau. Ví dụ như đối với một cặp nút, đường từ nút thứ nhất trong cặp tới nút thứ hai có thể bao gồm một tập hợp kênh có một số đặc điểm nhất định bị loại ra, trong khi đối với một cặp khác thì lại có một tập kênh khác bị loại ra.

Hiển nhiên là phương pháp định tuyến IP đơn giản không hỗ trợ yêu cầu này; các giao thức định tuyến truyền thồng dựa vào trạng thái kênh (ví dụ như OSPF, IS-IS) chỉ truyền đi các thông tin (bận/rỗi) của từng kênh và cost của từng kênh.

Định tuyến cưỡng bức có thể kết hợp cả hai điều kiện cưỡng bức là quản lý và tính năng của kênh chứ không nhất thiết là chỉ một trong hai điều kiện. Ví dụ như định tuyến cưỡng bức phải tìm ra đường vừa phải có một độ rộng băng tần nhất định vừa phải loại trừ một số kênh có đặc điểm nhất định.

Như vậy để triển khai định tuyến hiện

• Phía nguồn cần biết đủ các thông tin và xác định đường. như vậy giao thức cần có khả năng phân phối thông tin về cấu trúc mạng và đặc điểm kênh liên kết tới tất cả các nút mạng.

• Hỗ trợ định tuyến hiện.

• Thông số kênh thay đổi khi truyền lưu lượng tương ứng trên tuyến.

Hình 1.12. Ví dụ giao thức CSPF

OSPF trong MPLS hỗ trợ mang thêm thông tin trao đổi về liên kênh liên kết. Thông tin gồm băng thông tối đa, băng thông dự phòng tối đa, băng thông dự phòng

45 Mbps 100 Mbps 100 Mbps 100 Mbps 100 Mbps 100 Mbps 100 Mbps

hiện tại đối với tám mức yêu tiên, metric kĩ thuật lưu lượng ngầm định và lớp tài nguyên hay màu của tài nguyên.

Giả sử tuyến đường đi từ LSR 1 đến LSR 6 nếu dùng SPF thì tuyến sẽ là (LSR1, LSR2, LSR4, LSR6) còn dùng SPF ràng buộc tuyến chọn sẽ là (LSR1, LSR3, LSR5, LSR4, LSR6).

Một phần của tài liệu kĩ thuật lưu lượng MPLS với RSVPTE (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w