Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 25 - 29)

I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.

1. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

1.1 Tình hình nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản trong thời gian qua.

Về khai thác Thuỷ sản : Từ năm 1986 đến nay sản lượng Thuỷ sản khai thác tăng liên tục. Năm 2005 sản lượng Thuỷ sản khai thác 1996 nghìn tấn, bằng 58,1 % tổng sản lượng Thuỷ sản và gấp 3,1 lần so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 6%. Trong đó sản lượng cá 1340,7 nghìn tấn, gấp gần 2,3 lần. Riêng về khai thác xa bờ do được chú ý đầu tư nên sản lượng gần đây cũng tăng mạnh, đạt 9%/ năm và chiếm trên 1/3 sản lương hải sản khai thác. Đồng thời việc khai thác Thuỷ sản nội địa từ sông, hồ, đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác cũng được chú trọng, sản lượng hàng năm khoảng 250 - 300 nghìn tấn. Đáng lưu ý là do không được bảo vệ nhất là việc dùng chất nổ, dùng điện và lưới vét quá nhỏ đánh bắt, nên nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung đến nay hầu như đã cạn kiệt.

Từ một nghề cá thủ công, qui mô nhỏ hoạt động gần bờ, đến nay khai thác Thuỷ sản đang chuyển dần thành nghề cá cơ giới, đánh bắt xa bờ, nhằm vào các loại hải sản có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu. Năm 2004 cả nước có 102,6 nghìn tàu thuyền cơ giới với tổng công suất 4,4 triệu CV, bình quân đạt 43CV/ tàu. So với năm 2000, tăng 16,3% về số lượng tàu, thuyền và tăng 45% về công suất. Thực hiên chương trình đánh bắt Thuỷ sản xa bờ, từ năm 1996 tới năm 2004 Nhà nước đã cho vay 1300 tỷ đồng để đóng mới và hoán cải 1300 tàu xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, đưa tổng số tàu đánh bắt xa bờ lên 20 nghìn chiếc, gấp 2,3 lần năm 2000. Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác hải sản như: nơi trú đậu, bốc dỡ sản phẩm, cung ứng

xăng dầu, nước đá, nước sinh hoạt… cũng phát triển nhanh chóng. Hiện nay, cả nước có 118 cảng, bến cá tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001.

Bảng 2 : Thống kê tình hình nuôi trồng và khai thác 2000-2003

Ðơn vị 2000 2001 2002 2003

Số hộ nuôi thủy sản Hộ 4.174 4.800 6.910 9.351 Diện tích mặt nước nuôi Ha 1.972 2.596 3.068 4.585 Diên tích mặt biển nuôi Ha 2.263 2.853 2.842 3.101 Số hộ hoạt động đánh bắt Hộ 2.292 1.608 1.597 1.586 Tàu thuyền đánh bắt có động cơ Chiếc 1.110 1.055 1.006 908 Ghe thuyền đánh bắt không động cơ Chiếc 419 370 288 97 Sản lượng thủy sản Tấn 42.427 51.780 53.429 60.681 1. Khai thác " 22.618 25.612 19.203 25.676 Cá " 17.394 18.956 15.684 21.805 Tôm " 1.651 1.251 1.241 1.191 Thủy sản khác " 3.573 5.405 2.278 2.680 2. Nuôi trồng Tấn 19.809 26.168 34.226 35.005 Cá " 3.403 3.079 1.866 3.910 Tôm " 697 2.909 3.812 6.974 Trong đó: Tôm sú " 481 2.457 3.795 6.740 Cua " 102 110 59 34 Nghêu " 15.600 20.000 28.000 23.229 Sò huyết " 7 70 485 858 Cá cảnh 1000 con 15.000 10.000 10.000 10.500 Nguồn : Bộ Thuỷ sản

Tuy nhiên, do sự tăng trưởng quá lớn về cường lực khai thác, trong đó một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao bị khai thác quá mức, nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng trên gần đây ngành Thuỷ sản đã tiến hành cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách phát triển

đánh bắt xa bờ; chuyển một bộ phận ngư dân sang hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng thuỷ sản; tham gia hoạt động du lịch…

Về nuôi trồng thuỷ sản. Từ chỗ là nghề sản xuất phụ, chủ yếu là tự cấp tự túc đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật tiên tiến phát triển ở các vùng nước nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Vì vậy, sản lượng Thuỷ sản nuôi trồng đã tăng lên nhanh chóng, từ 127 nghìn tấn năm 1986, lên 1437 nghìn tấn vào năm 2005, gấp 11,3 lần so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15%( trong khi tốc độ tăng sản lượng Thuỷ sản khai thác chỉ là 6%). Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển một phần diện tích trồng trọt thường bị ngập úng, mất mùa, hiệu quả thấp sang nuôi trồng Thuỷ sản ở các tỉnh ven biển. Tính đến năm 2005 cả nước có 960 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, gấp gần 3,5 lần so với năm 1986. Trong đó diện tích nước mặn, nước lợ nuôi trồng Thuỷ sản là 686,2 nghìn ha, chiếm 71,5% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng Thuỷ sản lớn là Cà Mau 278, 2 nghìn ha; Bạc Liêu 118,7 nghìn ha; Kiên giang 90,9 nghìn ha… Diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng nhanh hơn diện tích nuôi cá, trong khi diện tích nuôi cá năm 2005 chỉ tăng 5% so với năm 2000, thì diện tích nuôi tôm tăng tới 82,8%. Vì vậy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm đã tăng từ 53,2% năm 2000 lên 64,8% năm 2005, ngược lại diện tích nuôi cá đã giảm từ 42,9% xuống còn 30,2%.

Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng mặt nước biển và tận dụng dòng chảy sông suối, hồ đập thuỷ lợi để nuôi Thuỷ sản lồng, bè. Năm 2005 cả nước có 86,1 nghìn lồng, bè nuôi thuỷ sản, trong đó Duyên hải Nam trung bộ 45,9 nghìn lồng, bè với qui mô bình quân 15m3/ lồng, bè; đồng bằng Sông Cửu Long 9,2 nghìn lồng, bè, chủ yếu để nuôi cá tra, cá ba sa với qui mô 122 m3/ lồng, bè.

Đáng lưu ý là, sự phát triển mạnh các trang trại Thuỷ sản đã góp phần vào việc phát triển các loại Thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo ra những vùng sản

xuất hàng hoá tập trung, sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Đến năm 2005, cả nước có 35648 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 29,8% số trang trại hiện có của cả nước, gấp 2,1 so với năm 2001.

1.2 Xu hướng phát triển của thuỷ sản.

Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng. Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm. Đây là thông điệp mà Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) gửi tới các nhà quản lý thủy sản hàng đầu trong cuộc họp cấp cao ở Rôm, Italia bàn về vai trò của nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển bền vững. Tương lai của ngành thủy sản chính là lĩnh vực nuôi trồng. Trong 1/4 thế kỷ qua, nuôi thủy sản là lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,8% từ năm 1970. Trong khi đó, sản xuất gia cầm, gia súc, một ngành cũng được coi là phát triển chỉ tăng 2,8%/năm.

Ngày nay, thủy sản nuôi chiếm khoảng 45% lượng tiêu thụ thủy sản của con người, với 48 triệu tấn/năm. Đến năm 2030, dân số thế giới sẽ thêm 2 tỷ người, nghĩa là ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phải sản xuất gần gấp đôi sản lượng hiện nay với khoảng 85 triệu tấn/năm mới đủ duy trì mức tiêu thụ bình quân hiện nay.

Chính vì tình hình dự báo phát triển của ngành Thuỷ sản trên thế giới như vậy. Việt Nam cần có những giải pháp tối ưu để phát triển ngành Thuỷ sản là một ngành trọng điểm. Chính vì vậy ngay từ khâu nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản phải được chú trọng, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đầu tư thích hợp vào khâu nuôi trồng giúp đem lại hiệu quả cho người nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của Thuỷ sản Việt Nam ngày càng gắn liền với công nghệ hiện đại, các ngành nghề trong Thuỷ sản được phát triển đa dạng hoá, nuôi trồng nhiều loại hình đa dạng hơn. Để tăng nhiều mặt hàng tiêu thụ phong phú hấp dẫn

người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc đánh bắt xa bờ cũng được chú trong đầu tư bằng các phương tiện hiện đại, các loại Tầu đánh bắt xa bờ đã dược trang bị những phương tiện hiện đại đại theo dõi thuận tiện cho việc đánh bắt cũng như chính sự an toàn của người đi biển.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w