Định hướng phát triển đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 50 - 54)

I: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 1 Định hướng.

1.2 Định hướng phát triển đến năm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Phát triển ngành Thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.

Song song đó, phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh

doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đến năm 2020, tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số vùng trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của Thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao; đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hội, hiệp hội để thống nhất triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đã được phê duyệt, các quy hoạch trong từng lĩnh vực cụ thể.

Các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách nhà nước và nghiên cứu các cơ chế, chính sách tạo điều kiện Bộ Thuỷ sản, các địa phương thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính - tín dụng và đầu tư, đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình thuận lợi và hiệu quả.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình của địa phương mình, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này.

2. Mục tiêu.

Vùng có tiềm năng lớn về thủy sản trên cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt; phát huy hết năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực về lao động hiện có, có lợi thế về vị trí trung tâm kinh tế, khoa học- kỹ thuật và cửa ngõ giao lưu với bên ngoài. Vì vậy, cần phải tăng cao sản lượng đánh bắt và giá trị sản lượng xuất khẩu thủy sản để tích luỹ nội bộ ngành cho tái đầu tư phát triển và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ngày một cao.

Nghề cá nhân dân có vị trí trọng yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, ươm giống các loại, chế biến truyền thống và các dịch vụ, hậu cần- tiêu thụ trong dân. Nhà nước đảm nhận vai trò chủ đạo trong khai thác vùng biển khơi: chế biến thủy sản CN có trình độ cao (chế biến đông lạnh, thực phẩm ăn liền...), sản xuất giống, thức ăn nuôi, các cơ sở hậu cần cảng, bến cá, cơ khí tàu thuyền loại lớn, sản xuất lưới sợi, bao bì, cung ứng vật tư ngoại nhập, cơ điện lạnh, đào tạo, chuyển giao công nghệ và thông tin quảng bá tiến bộ kỹ thuật cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích nghề cá phát triển.

Đối với khai thác thủy sản

Gia tăng năng lực khai thác biển bằng cách tăng cường đầu tư phát triển nhiều thuyền nghề lớn, tiên tiến có khả năng khai thác vùng biển khơi, bên cạnh đó là chuyển đổi, sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp khai thác vùng gần bờ cho phù hợp với đặc điểm và khả năng nguồn lợi, nhằm bảo vệ lâu dài tài nguyên hải sản vùng ven bờ.

Kết hợp giữa đánh bắt với bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, nhất là những vùng có các bãi cá, bãi tôm quan trọng, từng bước làm chủ vùng đặc

quyền kinh tế biển, góp phần cùng hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài đánh bắt trái phép trong vùng biển nước ta.

Đối với nuôi trồng thủy sản

Với diện tích mặt nước lên đến 62,3 ngàn ha (chưa kể các hồ chứa nước sẽ xây dựng) vùng có tiềm năng cần nhân rộng mô hình nuôi tiên tiến có năng suất cao và sớm đưa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đại trà. Đối với các mặt nước lớn (hồ chứa), áp dụng hình thức sản xuất kinh doanh tổng hợp với các ngành kinh tế khác, trong đó việc thả giống bổ sung hàng năm để tái tạo nguồn lợi cần nghiên cứu sản xuất và ươm các loại giống nuôi, nhanh chóng ổn định bộ giống chủ lực cả về số lượng và chất lượng. Nghiên cứu mở rộng cơ cấu bộ giống (cá bống tượng, cá lóc, cá chẽm, tôm kẹt, cua, sò...) theo nhu cầu phát triển chung. Xây dựng vùng thực sự trở thành trung tâm giống lớn của miền Nam.

Đối với chế biến - tiêu thụ thủy sản

Giảm thất thoát sau thu hoạch, tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu trong chế biến các sản phẩm thô bằng cách đầu tư chiều sâu về kỹ thuật và đổi mới công nghệ, để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị cao (chú trọng các sản phẩm thực phẩm ăn liền chế biến Công nghiệp (sản phẩm xuất tới các siêu thị) có mẫu mã, bao bì phù hợp với đặc điểm thị hiếu của từng thị trường trong ngoài nước.

Gia tăng sản lượng nước đá cho bảo quản sản phẩm trong khai thác vận chuyển. Nhanh chóng áp dụng rộng rãi các phương pháp mới về bảo quản thủy sản tươi và sống(bằng hóa chất, gây mê...).

Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan... mở rộng thêm nhiều thị trường ở các nước trong khu vực, các nước Châu Âu, Bắc Mỹ. Đối với thị trường trong nước, bên cạnh sự đảm bảo thỏa mãn nhu cầu các thành phố lớn, thị xã, KCN, khu du lịch, cần tập trung nhiều hơn cho thị trường nông thôn, vùng cao, vùng xa.

Đối với hậu cần - dịch vụ

Củng cố mạng lưới đóng tàu sửa thuyền và máy thủy hiện có để đáp ứng nhu cầu mua sắm. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp và đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi, bao bì và cơ điện lạnh hiện có. Từng bước khôi phục và phát triển sản xuất phụ tùng, ngư cụ khai thác biển và nội đồng như phao, chì, lưỡi câu.

Đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất và năng lực các cảng, bến cá, chợ cá hiện có. Sớm hoàn thành đầu tư xây dựng cảng cá Rạch Lở - Vũng Tàu và Bến Đàm ở Côn Đảo. Biến vị trí các cảng, bến cá thực sự trở thành trung tâm hậu cần nghề cá cho từng khu vực. Có kế hoạch nạo vét mở rộng thông luồng lạch và bảo vệ môi trường nước các vùng bến cảng.

Tranh thủ sự trợ giúp vốn và kỹ thuật từ bên ngoài thông qua liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư từ nhiều nguồn, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản trong vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w