I: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 60 - 64)

1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi Thuỷ sản sản

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2010. Nuôi trồng thủy sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và cá nhân thả cá giống xuống biển để tái tạo các giống cá quý mà vừa qua một số tỉnh đã làm như Quảng Ninh, Khánh Hoà…

Xây dựng cơ cấu mặt hàng thủy sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ, dựa vào tình hình cung-cầu thủy sản trên thị trường thế giới. Theo dự báo của FAO, sản lượng thủy sản sẽ tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 2%/năm trong giai đoạn 2000 -2005 và giảm xuống còn 1,7%/năm giai đoạn 2006 - 2010, chủ yếu do nuôi trồng. Nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển đạt 2,9%/năm và của các nước phát triển đạt 1,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005; trong giai đoạn 2006 -2010, nhịp độ tăng tiêu thụ tương ứng là 2,1%/năm và 1,0%/năm. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới chiếm khoảng dưới 30% giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới, tiếp đến là Hoa Kỳ, Pháp và Tây Ban Nha. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của các nước phát triển vẫn chiếm trên 80% nhập khẩu thủy sản thế giới. Quan hệ cung cấu thủy sản trong thới gian tới sẽ mất cân đối gay gắt hơn. Mức giá sàn của phần lớn thuỷ sản sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao.

Do vậy, chúng ta phải xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, đề án sản xuất và tiêu thụ đối với một số thủy sản chủ lực như tôm, cua, ngao, cá tra, ba sa, cá sấu.

Sản xuất và xuất khẩu thủy sản phải chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên, thương mại là chủ yếu sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghẹ chế biến sâu là chủ yếu.

Chú trọng đánh bắt hải sản xa bờ: kết hợp phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ lãnh hải của đát nước.

Huy động các nguồn vốn để phát triển các đội tàu lớn có khả năng ra khơi dài ngày, đánh bắt xa bờ, có phương tiện chế biến tại chỗ. Xây dựng các cơ sở

dịch vụ ở tuyến đảo để làm điểm trung chuyển giữa bờ và ngoài khơi. Tổ chức ngư dân, các xí nghiệp đánh cá thành từng cụm ra khơi đánh bắt để hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo an ninh. Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cá, chợ cá phù hợp với sản lượng thủy sản của từng địa phương.

2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. và xây dựng thương hiệu.

Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng, giảm mạnh tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thủy sản lớn. Quan tâm nghiên cứu, tìm hiều nhu cầu thủy sản của các thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ đó có những cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu chủng loại thủy sản xuất khẩu. Xây dựng và phát triển cơ cấu thị trường xuất khẩu hợp lý không lệ thuộc quá nhiều vào thị trường nào.

Xây dựng và phát triển một số trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng, chợ bán buôn thủy sản ở các vùng có sản lượng thủy sản hàng hóa lớn. Các trung tâm này là đầu mối tiến hành các thương vụ buôn bán thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu, có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, chi nhánh ngân hàng, cơ quan kiểm tra chất lượng, kho chứa, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác.

3. Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thủy sản, tạo sự gắn bó giữa thị trường trong nước và nước ngoài. giữa thị trường trong nước và nước ngoài.

Khảo sát, đánh giá và phân loại khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp chế biến và quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến, kho lạnh. Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh thủy sản, gắn sản xuất - chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến cần có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản nên áp dụng mô hình kinh doanh: "sản xuất - mua gom - chế biến - tiêu thụ" đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thủy sản tươi và chế biến

đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm... Các doanh nghiệp, thương nhân tích cực tìm kiếm nguồn thủy sản từ nhiều địa phương trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu, chủng loại thủy sản thêm phong phú, đa dạng.

4. Đổi mới công tác quản lý nhà nước.

Tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chế biến thủy sản sạch. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế; đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đổi mới và bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển.

Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về xúc tiến thương mại. Đặc biệt là đào tạo về luật lệ và các chính sách kinh tế - thương mại quốc tế và của các nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước phù hợp với đặc điểm của sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w