Chương trình phát triển đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 47 - 50)

I: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 1 Định hướng.

1.1Chương trình phát triển đến năm

Phấn đấu trong thời kỳ 2006 – 2010, sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm, lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm. Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 sẽ đạt 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn, sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn và sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ đạt 4 tỷ USD. Số lao động nghề cá năm 2010 sẽ đạt 4,7 triệu người.

Theo đó, ngành thủy sản tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Trong đó, xuất khẩu Thuỷ sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo.

Cụ thể đến năm 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản bình quân trên 9%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,5 tỷ USD.

Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu. Phổ biến kiến thức và tổ chức áp dụng trong cả nước, phấn đấu đến năm 2010, có ít nhất 50% các vùng nuôi Thuỷ sản tập trung thực hiện hệ thống quản lý theo GAP hoặc các hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến Thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ Thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hoá hệ thống thông tin nghề cá; khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, chế biến thuỷ sản.

Định hướng phát triển Thuỷ sản 5 năm 2006 – 2010 được ghi trong Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: “ Phát triển nuôi trồng Thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững.”

Để thực hiện được định hướng trên, ngành Thuỷ sản cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Cơ cấu lại ngành nghề khai thác nhằm giảm áp lực nguồn lợi Thuỷ sản ven bờ bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi chưa được khai thác ở vùng viển xa bờ và tiếp tục chuyển một bộ phận ngư dân từ đánh bắt sang nuôi trồng hoặc làm dịch vụ, phục vụ du lịch…

Rà soát và điều chỉnh qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản, gắn qui hoạch phát triển Thuỷ sản với phát triển thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn, nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình thuỷ lợi, đê điều, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai, mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản.

Trên cơ sở qui hoạch của từng vùng, lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản, gắn với phát triển các hình thức kinh tế hợp tác nhằm hạn chế những tác động của cơ chế thị trường, giúp nhau trong sản xuất, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tăng cường hoạt động khuyến ngư về vốn, giống, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, tiếp cận thị trường… Trong đó cần chú ý hơn nữa đến việc giới thiệu các điển hình tiến tiến, làm ăn có hiệụ quả nhằm giúp nông dân có thể tiếp cận được dễ dàng kiến thức và kinh nghiệm trong phát triển thuỷ sản.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất giống, thức ăn và vật tư nuôi trông Thuỷ sản . Riêng về giống phấn đấu bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời với giá hợp lý và bảo vệ tốt các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên, các nguồn gien Thuỷ sản quí hiếm.

Phát triển việc nuôi trồng và chế biến Thuỷ sản một cách bền vững nhằm bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và không làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Bảng 9 : Dự kiến phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2010

(GDP tạm tính cho khối Địa phương- số tròn)

Số TT Danh mục ĐVT 1995 2000 2005 2010

I Khối địa phương

1 GDP toàn ngành 1000USD 135.5 203.12 307.5 477.45 2 GDP/người T.sản USD/năm 473 652 949 1.257 3 Mức tăng GDP/năm % 6 10 10 11 4 TGTSL toàn ngành Tỷ đồng 2.348 3.547 5.337 8.221 a Khai thác - 1.127 1.614 2.45 4.005 b Nuôi trồng - 261 631 1.003 1.644 c Chế biến - 359 620 1.035 1.474 d HC-DV-T.thụ - 601 682 849 1.098 5 TGTTS cố định - 11.431 12.949 16.051 24.078

II Khối trung ương Tỷ đồng 753 979 1.195 1.476

a Khai thác - 71 152 225 342

b Chế biến - 95 142 183 246

c HC-DV-T.thụ - 587 685 787 888

III TGTTS toàn vùng Tỷ đồng 3.101 4.526 6.532 9.697

Nguồn : Bộ KH và ĐT

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 47 - 50)