Thị trường xuất khẩu thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 31 - 34)

I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.

3.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản.

3.1 Thị trường chủ yếu của Thuỷ sản Việt Nam

Năm 2005 trị giá xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, gấp 25,8 lần năm 1986, tăng bình quân hàng năm khoảng 21%. Năm 2002 cùng với dầu thô, hàng dệt may, giày dép , Thuỷ sản là một trong bốn nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD/ năm và cũng vào năm này Việt Nam trở thành nước xuất khẩu Thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Mỹ, Ca na đa, Đan Mạch. Thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng, hiện nay hàng Thuỷ sản Việt Nam có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường trọng điểm là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 26% thị phần năm 2001; 33% năm 2003; 35% năm 2003, nhưng hai năm 2004, 2005 thị phần đã giảm sút do phía Mỹ áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.

Do thị trường Mỹ đang có những rào cả với Thuỷ sản Việt Nam, nên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Thuỷ sản đã tập chung sang thị trường EU, là một thị trường rộng lớn nhiều thành viên tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường EU cũng không khó tính như các thị trường khác, các tiêu chuẩn kiểm định chất luợng hàng hoá cũng không quá khó đối với các sản phẩm của Việt Nam. Chính vì vậy các sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam được ưu chuộng trên thị trường EU. Nhìn chung, Thuỷ sản của VN được xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có 10 thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này. Theo số liệu thống kê Hải Quan VN, giá trị xuất khẩu Thuỷ sản của VN sang Bỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất (18%) trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2005, đạt 76,48 triệu USD. Theo sau là các thị trường Ðức (16%), Italia (15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Pháp (9%), Anh (9%), BaLan (3%), Bồ Ðào Nha (2%), Ðan Mạch và Hy Lạp (chiếm khoảng 1% mỗi nước).

Bảng 3 : Kim ngạch XK TS VN sang các thị trường chính EU

Ðơn vị: 1000 USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Bỉ 19.812 18.517 18.574 31.935 51.075 76.482

Ðức 14.448 208 11.750 18.245 44.200 67.812

Italia 13.275 13.075 17.491 23.043 32.123 63.202 Tây Ban Nha 2.599 4.802 5.122 8.262 35.115 53.660

Hà Lan - - - 41.028 Pháp 8.399 15.372 12.282 14.599 23.803 38.444 Anh 11.353 14.796 6.288 14.976 26.347 38.265 Ba Lan 424 130 336 1.101 3.219 13.763 Bồ Ðào Nha 212 325 244 676 2.277 7.349 Ðan Mạch 627 1.255 1.880 1.880 3.161 5.893 Nguồn : Bộ Thuỷ sản

Bên cạnh những thị trường chính mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác, thì các thị trường tiềm năng còn tiểm ẩn một sức tiêu thụ mạnh. Chính vì vậy các doanh nghiệp Thuỷ sản Việt Nam cần phải khai thắc mạnh vào các thị trường này. Điển hình như thị trường Ôxtrâylia đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý khai thác. Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, Ôxtrâylia là thị trường nhập khẩu rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tươi... người tiêu dùng Ôxtrâylia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hầm lượng chất dinh dưỡng cao.

Năm 2007, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Ôxtrâylia tăng khá mạnh so với năm 2006, đạt hơn 30 triệu USD, tăng khoảng 30%. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng hơn khoảng 0,4 USD/kg, đạt khoảng 3,28 USD/kg. Dự kiến giá xuất khẩu trung bình cá tra, basa sang thị trường này trong thời gian tới sẽ ổn định ở mức 3,5 USD/kg.

Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 71 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Ôxtrâylia. Ðứng đầu là Công ty TNHH Thuận Hưng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Ðây là những doanh nhiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn cá thị trường đáng quan tâm trong thời gian tới để phát triển thị trường. Đó là thị trường Ukraina đang được coi là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Thuỷ sản chất lượng cao do nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm ngày cao tăng và thuế nhập khẩu thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn thị trường Ukraina đã chuyển từ “thị trường cá trích” sang thị trườg nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản.

Tiềm năng thị trường này rất lớn. Năm 2005, Ukraina đã nhập gần 600.000 tấn cá và philê cá, 35.500 tấn các sản phẩm Thuỷ sản khác, chiếm 61% trong tổng tiêu thụ của nước này.

Ngoài những thị trường lớn như trên thì thị trường Brazil và Hàn Quốc… là những thị trường tiềm ẩn và khá phông phú về tieu dùng, vì vậy mà cần có

những chiến luợc hợp lý để tập trung và các thị trường tièm năng như vậy. Để Việt Nam có thể phát triển ngành Thuỷ sản đứng trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 31 - 34)